Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế: Thế mạnh riêng có của Vietcombank

PV - 14:00, 17/07/2024

Trước tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp còn quan ngại mở rộng sản xuất kinh doanh do rủi ro lãi suất còn hiện hữu và căng thẳng... thì Vietcombank vẫn giữ được cho mình nhịp tăng trưởng ổn định. Cụ thể, năm 2023, thị phần thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại của ngân hàng đạt 19,2%. Đồng thời nền tảng khách hàng của Vietcombank đã và đang tiếp tục được mở rộng.

Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại là thế mạnh của Vietcombank để thu hút và giữ chân khách hàng
Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại là thế mạnh của Vietcombank để thu hút và giữ chân khách hàng

Với vị thế là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế, Vietcombank cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp, hiệu quả cho doanh nghiệp và cá nhân. Vietcombank có mạng lưới đối tác rộng khắp trên thế giới, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế một cách thuận lợi. Trong lĩnh vực tài trợ thương mại, Vietcombank cung cấp các giải pháp tài chính đa dạng như thư tín dụng, bảo lãnh, vay và các dịch vụ khác để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động. Cả hai lĩnh vực này đều là thế mạnh của Vietcombank, giúp ngân hàng đạt được vị thế, uy tín và được khách hàng đánh giá cao.

Vượt qua khó khăn

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, nhưng vẫn tồn tại một số khó khăn và thách thức mà Vietcombank đang phải đối mặt. Đầu tiên có thể kể đến là sự cạnh tranh gay gắt. Với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mạnh, để duy trì và phát triển thị phần của mình, Vietcombank phải liên tục cải thiện dịch vụ, giảm chi phí và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Tiếp đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã và đang đặt ra thách thức lớn đối với ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Vietcombank cần đầu tư và áp dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác, trong lĩnh vực tài trợ thương mại, việc quản lý rủi ro tài chính là một thách thức lớn và Vietcombank cần liên tục điều chỉnh chiến lược cẩn trọng để đảm bảo an toàn về mặt tài chính trong các giao dịch vay và tài trợ thương mại.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các chính sách kinh tế sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của cả nền kinh tế nói chung. Song cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục mặt hàng được phép xuất nhập khấu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng; thời gian kể từ khi đưa ra quyết định đến khi có hiệu lực ngắn dẫn tới việc các doanh nghiệp không kịp dự tính, sắp xếp kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này phần nào gây ảnh hưởng tới chất lượng thanh toán quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính rườm rà, chưa có sự thống nhất giữa các ban ngành, quy định chồng chéo gây phiền hà và tốn thời gian, chi phí cho các nhà xuất nhập khẩu.

Không thể không nhắc đến hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn nhiều bất cập. Hiện nay, ngành Ngân hàng và từng ngành chức năng liên quan chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Các văn bản hiện hành thì quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu quả pháp lý chưa cao.

Và định hình tầm nhìn

Để phát triển và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại trong tương lai, Vietcombank sẽ triển khai đồng thời các giải pháp.

Một là, Vietcombank đã xây dựng chiến lược áp dụng tiêu chuẩn thanh toán quốc tế ISO 20022. Việc sử dụng “ngôn ngữ vận hành chung” của ngành Tài chính Ngân hàng trên thế giới cũng như áp dụng chuẩn hóa thông tin giao dịch thanh toán quốc tế trên toàn cầu đã góp phần tăng cường liên thông giao dịch thanh toán quốc tế và nội địa.

Hai là, từng bước cơ cấu lại các mảng hoạt động thanh toán quốc tế theo mô hình tiên tiến, hiện đại. Tập trung vào chuẩn hóa và tập trung hóa mô hình tác nghiệp giao dịch thanh toán tập trung tại Trụ sở chính, từ đó, giúp rút ngắn thời gian xử lý giao dịch và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Ba là, tiếp tục xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược giúp Vietcombank mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại hiệu quả hơn.

Bốn là, đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế không tách rời các mảng hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ. Tại Vietcombank, với tập khách hàng rất đa dạng gồm các ngân hàng đại lý, các doanh nghiệp, người Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách giá cả dịch vụ đồng bộ với chính sách về vốn, tín dụng, ngoại tệ thì mới hỗ trợ và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Ngược lại, thanh toán quốc tế là mắt xích quan trọng gắn kết các mảng hoạt động của ngân hàng.

Với việc định hình tầm nhìn đúng đắn và tiên phong áp dụng những sáng kiến cải tiến cũng như giải pháp thúc đẩy thanh toán toàn cầu, Vietcombank sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bảo vệ được vị thế của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại trong tương lai.

Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tham gia triển khai giải pháp Payment Pre-validation và SWIFT Go với tổ chức SWIFT năm 2022. Ứng dụng các giải pháp tiên tiến là minh chứng cho những nỗ lực của Vietcombank trong việc luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm cung ứng một dịch vụ thanh toán quốc tế phù hợp với xu thế thị trường, tối ưu hóa chi phí, gia tăng các tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.