Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuẩn bị tổ chức Lễ hội cúng rừng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Vũ Mừng - 16:59, 08/03/2024

UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) cho biết, chương trình phục dựng, tổ chức trình diễn, báo cáo kết quả phục dựng Lễ hội cúng rừng (Mo Đổng trư) và tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội cúng rừng dân tộc Nùng xã Pố Lồ năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 10 - 11/3 (tức ngày 1 - 2/2 âm lịch), tại khu vực nhà sàn cộng đồng thôn Pố Lồ, xã Pố Lồ.

Lễ hội cúng rừng của người Nùng là hoạt động văn hoá mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Lễ hội cúng rừng của người Nùng là hoạt động văn hóa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc

Theo lệ, cứ vào đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, bà con dân tộc Nùng xã Pố Lồ lại tổ chức Lễ hội cúng rừng để cầu một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và tưởng nhớ vị thủ lĩnh đã có công cứu giúp dân làng chống giặc, đem lại cuộc sống yên bình.

Cùng với việc lưu giữ những giá trị tín ngưỡng, lịch sử, Lễ hội cúng rừng của dân tộc Nùng còn mang nhiều giá trị văn hóa, bởi ngay sau khi tổ chức xong việc cúng tế, các lễ hội cũng được diễn ra, trong đó không thể thiếu điệu múa ngựa mang đậm màu sắc tín ngưỡng của dân tộc Nùng; thi đấu các môn thể thao truyền thống của dân tộc; trưng bày các sản phẩm, vật phẩm văn hóa truyền thống, đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động, sản xuất…

Lễ hội cúng rừng của người Nùng không chỉ là một hoạt động văn hóa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mà còn giúp các thế hệ người Nùng gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá.

Từ năm 2016, Lễ hội cúng rừng (Mo Đổng trư) của người Nùng ở Hoàng Su Phì được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.