Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuẩn bị phát sóng phim tài liệu "Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển"

NA - 20:30, 05/08/2022

Bộ phim tài liệu dài 40 tập mang tên "Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển", do Trung tâm Phim tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân thuộc Báo Nhân Dân sản xuất sẽ được phát sóng trong tháng 9/2022.

Phim tài liệu Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển
Phim tài liệu Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển

Đây là bộ phim công phu từ kịch bản (chuẩn bị từ năm 2019-2020) đến quá trình thực hiện, với mong muốn đóng góp một cách nhìn hệ thống, xuyên suốt trên cơ sở pháp lý từ trước tới nay để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Tổng đạo diễn bộ phim là nhà báo Nguyễn Lê Anh, cho biết: Trong quá trình thực hiện phim "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình", đoàn làm phim đã được tiếp cận với nhiều tài liệu quý lưu trữ liên quan tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ngay tại thời điểm đó, đoàn làm phim đã nghĩ ngay tới việc làm một bộ phim về chủ quyền biển đảo và quá trình thu thập tài liệu được tiến hành song song, nghiêm túc và tỉ mỉ.

"Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển" dự kiến dài 40 tập (30 phút/tập) chia làm 3 phần.

Phần 1, Khẳng định và bảo vệ chủ quyền đưa đến cho người xem cái nhìn xuyên suốt từ thời cha ông ta (Lý, Trần…) đến giai đoạn nhà Nguyễn khẳng định chủ quyền rất rõ với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; các đảo Phú Quốc, Côn Đảo… có sự tiếp nối cơ sở pháp lý. “Mảng tư liệu ở phần 1 được xây dựng hệ thống và rất tốt nhờ thu thập được nhiều tài liệu từ các kho tư liệu mà đoàn đã được tiếp cận ở Hà Lan, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…”, ông Lê Anh chia sẻ.

Phần 2, nội dung chuyên sâu về kinh tế biển đảo với 15 tập đề cập tới nhiều lĩnh vực, từ các ngành nghề nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản xa xưa cho đến việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng kinh tế, tái tạo năng lượng mới, rồi quy hoạch biển, du lịch…

Phần 3 của phim là đời sống văn hóa biển đảo - một mảng đề tài còn ít được khai thác.

Theo đạo diễn Lê Anh, bộ phim được thực hiện khá công phu, tiền kỳ ở 28 tỉnh, thành ven biển với 5-6 kíp làm phim được triển khai song song nhằm đảm bảo thời gian và tiến độ sản xuất.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...