Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho kỳ thi THPT

Vân Dung - 11:04, 04/08/2020

Chỉ còn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2020 sẽ diễn ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, ngành Giáo dục đã chuẩn bị nhiều phương án phù hợp tình hình mới.

Tham gia kỳ thi THPT năm nay, các thí sinh sẽ được chia thành 4 nhóm F0, F1, F2 và các đối tượng khác để phòng tránh dịch Covid-19
Tham gia kỳ thi THPT năm nay, các thí sinh sẽ được chia thành 4 nhóm F0, F1, F2 và các đối tượng khác để phòng tránh dịch Covid-19

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo 2 đợt

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra sáng 3/8, Chính phủ đã thảo luận và nhất trí với phương án thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ báo cáo Chính phủ, đến thời điểm này, hầu hết các địa phương đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị và đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT với các phương án phòng dịch Covid-19.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp với Ban Chỉ đạo kỳ thi ở các địa phương để rà soát lần cuối và xem xét tình hình dịch bệnh để lựa chọn phương án. Phần lớn địa phương thể hiện quyết tâm, sẵn sàng cho kỳ thi và nhất trí với phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tổ chức theo 2 đợt. Địa phương không nguy cơ cao thì tổ chức thi theo kế hoạch, từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 8. Còn lại các địa phương có nguy cơ cao (như Đà Nẵng, Quảng Nam) thì tổ chức thi vào đợt 2. Thí sinh thuộc diện F1, F2 ở các địa phương không thuộc nhóm nguy cơ cao cũng được tổ chức thi cùng với đợt thi của Đà Nẵng, Quảng Nam. 

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, với việc tuyển sinh vào đại học, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học để bảo đảm quyền lợi tối đa cho thí sinh. Những thí sinh thi tốt nghiệp đợt sau vẫn được xét tuyển vào các trường đại học.

Đến thời điểm này, về cơ bản công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã hoàn tất. Đề thi đã gửi về các địa phương in sao. Mục tiêu là tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn tuyệt đối, không chỉ về chuyên môn mà còn cả về sức khỏe cho thí sinh, giáo viên và các lực lượng tham gia kỳ thi.

Quan tâm thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Kỳ thi năm nay rơi vào mùa mưa bão nên phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho thí sinh ở vùng sâu, vùng xa được các địa phương đặc biệt quan tâm. Tại tỉnh Lai Châu, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng về con người, máy móc, thiết bị để có phương án xử lý kịp thời đối với các tuyến đường hay xảy ra sạt lở đất hoặc sụt lún bảo đảm cho giao thông được thông suốt trong các ngày diễn ra kỳ thi.

Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh, cán bộ coi thi ở những vùng có sông suối, vùng biên giới, di chuyển, đi lại đến địa điểm thi trong trường hợp thời tiết không thuận lợi hoặc có thiên tai bất thường xảy ra.

Tại Kiên Giang, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, huyện vùng biên giới Giang Thành và huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) không tổ chức điểm thi do số lượng thí sinh ít. Theo đó, thí sinh huyện Giang Thành sẽ tham gia thi tại TP. Hà Tiên. Thí sinh huyện đảo Kiên Hải sẽ dự thi tại điểm thi Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (TP. Rạch Giá). Các em sẽ được địa phương tổ chức đưa đón, ăn nghỉ trong những ngày thi.

Theo ông Ninh Thành Viên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang, các điểm thi có phương án dự phòng để ứng phó với tình huống mưa bão bất thường, chủ động chỗ ăn, nghỉ cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi, hỗ trợ nơi ăn nghỉ, phương tiện đi lại cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.