Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

PV - 09:10, 28/05/2018

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, trong đó người Khmer chiếm tỷ lệ gần 30,7% số dân và nằm trong nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp. Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã đặc biệt quan tâm và có nhiều giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong đào tạo và phát triển, bố trí nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.

Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lâm Văn Mẫn, Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng xoay quanh vấn đề này.

Ông Lâm Văn Mẫn (thứ 2 bên trái sang) tại buổi làm việc về quy hoạch cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Ông Lâm Văn Mẫn (thứ 2 bên trái sang) tại buổi làm việc về quy hoạch cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

 

Ông có thể cho biết quan điểm của tỉnh về việc phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là người DTTS?

Đồng bào DTTS trên địa bàn Sóc Trăng chiếm 35,76% (trong tổng số 1 triệu người), trong đó đồng bào Khmer chiếm 30,7%. Toàn tỉnh có 36 xã đặc biệt khó khăn, 72 ấp đặc biệt khó khăn thuộc vùng 2. Quan điểm của tỉnh, đối với 52 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào DTTS, nhất thiết các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải là người DTTS. Trong đó, quan tâm thực hiện tốt Kết luận số 37-KL/TU, ngày 12/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo đến năm 2020. Theo đó, 52 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào DTTS có tổng số cấp uỷ là 769 đồng chí, trong đó, người DTTS tham gia cấp uỷ là 204 đồng chí, chiếm tỷ lệ 26,56% (dân tộc Khmer 161 đồng chí, chiểm tỷ lệ 20,94%, Hoa 43 đồng chí, chiếm tỷ lệ 5,59%; có 42 đồng chí nữ, chiếm tỷ lệ 5,46%).

Hiện nay, việc sử dụng bố trí cán bộ DTTS tại địa phương như thế nào thưa ông?

Hiện nay, hầu hết các địa phương có đông đồng bào DTTS cán bộ là người DTTS tham gia cấp uỷ đạt tỷ lệ trên 20%, như: các xã của huyện Trần Đề 32,82%, thị xã Vĩnh Châu 30,6%, huyện Châu Thành 30,23%, huyện Mỹ Tú 26,67%,…

Đến nay, đảng viên dân tộc Khmer chiếm 14,24%, đảng viên toàn tỉnh; số cán bộ, công chức, viên chức dân tộc Khmer chiếm 24,14% tổng số toàn tỉnh. Có 2.801 cán bộ, công chức, viên chức người DTTS có trình độ đại học trở lên. Hiện nay, tỉnh có 10/11 huyện, thị xã thành lập Phòng Dân tộc.

Đặc biệt, việc bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, mà cụ thể là tạo điều kiện cho cán bộ người Khmer trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, phát huy những thế mạnh của mình. Điển hình như xã Phú Tân, huyện Châu Thành có tới 81% số dân là người dân tộc Khmer, nhưng xã Phú Tân là đơn vị đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của huyện.

Thưa ông, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong công tác phát triển cán bộ vùng DTTS là gì?

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh hiện tại vẫn còn một số bất cập nhất định. Đa số cán bộ là người Khmer có xu hướng tham gia công tác tập trung chủ yếu ở các cơ quan khối đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội ít tham gia công tác ở khối các cơ quan quản lý hành chính. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Đặc biệt, là ở cấp cơ sở, ngày càng được trẻ hóa, nhưng ít kinh nghiệm trong công tác thực tiễn ở địa phương.

Ông có thể cho biết, tỉnh có giải pháp gì đối với công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ DTTS?

Nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Đồng thời, cụ thể hoá Chỉ thị 19-CT/TW ngày 10/1/2018, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung, quy hoạch cán bộ là người DTTS từ cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh; ưu tiên đầu tư cho các trường dân tộc nội trú; thực hiện tốt chính sách cử tuyển dành cho con em người DTTS vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trường nghề để bổ sung nguồn lực sau này cho địa phương. Đối với các chức danh chủ chốt ở các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, các cấp ủy, chính quyền sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên môn trước khi nhận nhiệm vụ mới.

Đồng thời, chúng tôi sẽ tăng cường thu hút đội ngũ trí thức trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp là người Khmer có đủ năng lực, phẩm chất bố trí vào một số chức danh phù hợp. Chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ của tỉnh trong giai đoạn mới. Việc quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ 2015-2020 cũng như những nhiệm kỳ tiếp theo luôn bảo đảm người dân tộc thiểu số tham gia vào cấp ủy và giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý đạt khoảng từ 18% đến 35%.

Xin cảm ơn ông!

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.