Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chú trọng hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ cao giữa Việt Nam và Nhật Bản

PV - 17:05, 30/11/2023

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình thăm, làm việc tại Fukuoka, Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Đại học Kyushu và Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ pin nhiên liệu Hydrogen thuộc trường. Đây cũng là hoạt động kết thúc chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước từ ngày 27/11 đến 30/11, theo lời mời của Nhà nước Nhật Bản.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với học sinh Việt Nam đang học tại Trường Đại học Kyushu. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với học sinh Việt Nam đang học tại Trường Đại học Kyushu. (Ảnh: TTXVN)

Trường Đại học Kyushu là một trong 5 trường đại học công lập hàng đầu của Nhật Bản với bề dày lịch sử hơn 110 năm, có nhiều khoa nghiên cứu hàng đầu được Chính phủ Nhật Bản tài trợ hằng năm. Hiện đang có 53 thạc sĩ và nghiên cứu sinh người Việt Nam đang học tập tại trường; 3 người Việt Nam tham gia giảng dạy trực tiếp (1 Phó Giáo sư, 2 tiến sĩ trợ lý Giáo sư).

Đại học Kyushu sở hữu Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ pin nhiên liệu Hydrogen, hiện là trung tâm lớn nhất và tiên tiến nhất của Nhật Bản về nghiên cứu và phát triển công nghệ Hydrogen. Hiện nay, Việt Nam có tiến sĩ Phạm Hùng Cường, là người Việt Nam duy nhất, đang làm việc và nghiên cứu tại trung tâm.

Tại buổi thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Đại học Kyushu là trường đại học danh tiếng, uy tín, có truyền thống lâu đời với lịch sử hơn 110 năm, là nơi đào tạo nhiều chính khách, lãnh đạo, doanh nhân nổi tiếng của Nhật Bản.

Bày tỏ ấn tượng sâu sắc về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, cũng như các thành tựu đạt được và định hướng phát triển của Đại học Kyushu, Chủ tịch nước hoan nghênh và đánh giá cao quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo giữa Đại học Kyushu và Việt Nam đã và đang ngày càng được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, có thể kể đến các hoạt động giao lưu, hợp tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa Đại học Kyushu và các trường đại học lớn của Việt Nam...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh Đại học Kyushu dự định mở rộng đào tạo và tiếp nhận du học sinh Việt Nam học tập tại trường thông qua các chương trình hợp tác với các cơ sở giáo dục-đào tạo của Việt Nam. Chủ tịch nước đề nghị , Đại học Kyushu đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, địa phương ở Việt Nam trong bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với giáo viên và sinh viên Trường Đại học Kyushu. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với giáo viên và sinh viên Trường Đại học Kyushu. (Ảnh: TTXVN)

Với các du học sinh Việt Nam tại Đại học Kyushu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng biểu dương những thành tích trong học tập, nghiên cứu, cũng như tấm lòng hướng về Tổ quốc và khát khao cống hiến cho sự phát triển mối quan hệ, hợp tác Việt Nam-Nhật Bản của các du học sinh.

Chủ tịch nước đề nghị các du học sinh tiếp tục nỗ lực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, đoàn kết, hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau, cùng xây dựng cộng đồng người Việt Nam vững mạnh tại Nhật Bản, qua đó trở thành cấu nối cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

* Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã rời Fukuoka, lên đường về nước, kết thúc rất thành công chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Nhà nước Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.