Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

PV - 22:30, 15/05/2022

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Lào, chiều 15/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ và làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Cùng tham dự có đồng chí Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào; Đồng chí Xổm-mạt Phôn-xể-na, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào và đại diện cho 200 doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Hiện, Chính phủ Lào đang sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Lào để thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài; nhiều hiệp định, thỏa thuận giữa hai nước được ký kết đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Với ý thức chính trị cao cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam, được sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các bộ ngành, đặc biệt là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước trong việc cải thiện môi trường đầu tư và cấp phép đầu tư ra nước ngoài cho các dự án, hợp tác kinh tế hai nước ngày càng phát triển.

 Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, biến đổi khí hậu và gần đây là cuộc chiến giữa Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam thấy rõ cơ hội cũng như thách thức hiện tại. Các doanh nghiệp cho biết, Chính phủ Lào đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hiện nay đang trong quá trình cải cách Luật pháp, sửa đổi nhiều quy định, luật lệ theo hướng thông thoáng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là chính, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đầu tư, kinh doanh chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao; hợp tác đầu tư giữa hai nước chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa xứng với tầm quan hệ chính trị ngoại giao.

Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Lào phát biểu đề nghị Lào đẩy nhanh việc kết nối giao thông giữa hai nước với khu vực; sớm xem xét, nghiên cứu để đưa ra cơ chế hợp tác về việc trao đổi, sử dụng đồng tiền Kíp và VNĐ vào hoạt động đầu tư, thương mại; đề nghị Quốc hội Lào sớm xem xét sửa đổi bổ sung các các luật liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Đề nghị về phía Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; đặc biệt lưu tâm đến các dự án đầu tư tại các khu vực trọng điểm, địa bàn khó khăn; tăng cường năng lực cho các Ngân hàng Việt Nam tại Lào để có sự ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.

Phó Thủ tướng CHDCND Lào Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon
Phó Thủ tướng CHDCND Lào Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon

Thay mặt Chính phủ Lào, Phó Thủ tướng CHDCND Lào Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon đã ghi nhận những ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn tại Lào. Phó Thủ tướng cho biết sẽ trao đổi với các Bộ, ngành của Lào để có những chính sách phù hợp và định hướng hợp tác hiệu quả hơn, tạo điện kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Lào.

Phát biểu tại buổi gặp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, chuyến thăm chính thức Lào lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh hai nước mới mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 là hoạt động quan trọng giữa hai nước trong “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp

Là người theo sát quá trình các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào từ những ngày đầu tiên, chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các doanh nghiệp kiên nhẫn, vượt qua những khó khăn, bất cập hiện tại của môi trường đầu tư kinh doanh. Ngay cả các doanh nghiệp cũng phải xác định trách nhiệm đối với mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, quan hệ đặc biệt thì cũng cần phải có những cơ chế đặc biệt để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Lào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chủ tịch Quốc hội thông báo hiện nay, Chính phủ hai nước nghiên cứu rất tích cực đường cao tốc Cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn (nâng cấp QL8). Chính phủ Nhật Bản cũng đã đồng ý hỗ trợ. Dự án này sẽ tạo điều kiện cho Lào có lối ra biển ở điểm Vũng Áng.

Các đại biểu và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị
Các đại biểu và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong thời gian tới, phải thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao hai nước, quan hệ mẫu mực, thuỷ chung hiếm có, như anh em một nhà. Cho biết, kim ngạch thương mại hai nước hiện mới đạt 1,3 tỉ USD còn quá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của hai nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, lãnh đạo các Bộ, ngành cùng suy nghĩ để khắc phục những yếu kém, hạn chế trong thực hiện các dự án hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp hai nước phấn đấu đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư có một bước đột phá, tương xứng với tầm vóc quan hệ đặc biệt, có một không hai giữa hai nước, để quan hệ kinh tế thương mại đầu tư gia tăng được số lượng, tăng cường hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cho hai nước, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.