Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản

PV - 18:05, 05/12/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu - Ảnh: TTXVN

Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Sekiguchi Masakazu được bầu làm Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản; chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến ông Sekiguchi Masakazu; cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà Thượng viện Nhật Bản dành cho Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đánh giá quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất với sự tin cậy chính trị cao, giao lưu cấp cao và các cấp giữa hai nước mật thiết, chặt chẽ.

Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu bày tỏ vui mừng được đón Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Nhật Bản ngay sau khi ông vừa nhậm chức vào tháng 11 vừa qua; chia sẻ với những mất mát, thiệt hại do cơn bão số 3 (tên quốc tế là bão Yagi) gây ra đối với nhân dân Việt Nam, khẳng định Nhật Bản luôn sát cánh với Việt Nam trong những lúc khó khăn.

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu tin tưởng năm nay đánh dấu sự khởi đầu mới của chặng đường hợp tác giữa hai nước trong 50 năm tới; khẳng định Thượng viện Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ hai nước.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục đạt những kết quả nổi bật, thực chất trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương giữa hai nước.

Quang cảnh hội đàm - Ảnh: TTXVN
Quang cảnh hội đàm - Ảnh: TTXVN

Đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam; cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua; đề nghị Nhật Bản tiếp tục triển khai có hiệu quả ODA thế hệ mới có tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, toàn diện; thực hiện 3 đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh chính sách mới của Nhật Bản đối với lao động nước ngoài, đặc biệt là thiết lập chế độ "đào tạo-làm việc" thay chế độ "thực tập sinh kỹ năng"; đề nghị Nhật Bản tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam; tiếp tục cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, sinh sống và an sinh xã hội cho người Việt Nam tại Nhật Bản; ủng hộ đẩy mạnh kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ quản lý cấp chiến lược. 

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn.

Trong không khí thân tình, chân thành, cởi mở và hợp tác, hai bên cũng nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân, kết nối địa phương để quan hệ phát triển hơn cả về chiều rộng và chiều sâu. 

Hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác nghị viện là một kênh quan trọng trong tổng thể quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước; vui mừng về việc Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản ký thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước trên bình diện song phương và  đa phương; nhất trí thúc đẩy giám sát thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu trao đổi văn kiện hợp tác - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu trao đổi văn kiện hợp tác - Ảnh: TTXVN

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa các nghị sĩ, nhất là nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ giữa hai nước; phát huy hơn nữa vai trò cầu nối quan trọng của Liên minh Nghị sĩ hữu nghị trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác doanh nghiệp và hợp tác giữa các địa phương; tiếp tục thúc đẩy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các ủy ban chuyên môn; phối hợp hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác, đầu tư tại mỗi nước.

Cũng tại hội đàm, hai bên đã nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương như ASEAN, Liên Hợp Quốc, các diễn đàn liên nghị viện đa phương, như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng liên Nghị viện các quốc gia ASEAN (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF)……

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã mời Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam vào thời gian phù hợp. Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu đã vui vẻ nhận lời. 

Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản./.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.