Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch Quốc hội tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị AMMW 3

PV - 09:35, 26/10/2018

Chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN (AMMW) lần thứ ba tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: quochoi.vn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: quochoi.vn

 

Chào mừng các đoàn đại biểu tới Việt Nam tham dự AMMW 3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các chính sách của các nước trong ASEAN liên quan đến thúc đẩy và đảm bảo an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái hướng tới thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025 về một cộng đồng tự cường, năng động và các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới và phát triển phụ nữ. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN trong vấn đề này để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và phát triển. Thời gian qua, các nước thành viên ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ.

Trong khuôn khổ Hội đồng Nghị viện ASEAN (AIPA), Quốc hội Việt Nam luôn chủ động tăng cường hợp tác với Quốc hội các nước thành viên AIPA; ban hành luật pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình, chống phân biệt đối xử với phụ nữ; đẩy mạnh lồng ghép giới vào các chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới; tăng cường giám sát việc thực hiện bình đẳng giới trong luật pháp chính sách.

Chia sẻ về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, vấn đề bình đẳng giới đã được ghi nhận tại bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp năm 1946. Quan điểm này xuyên suốt, nhất quán trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam và được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình hành động.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 là 27,2% (132 đại biểu nữ/485 tổng số đại biểu), cao hơn mức trung bình 19% của châu Á và 21% trung bình toàn cầu. Quốc hội Việt Nam đặt mục tiêu đạt được ít nhất 30% tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ trong nhiệm kỳ tới.

Việt Nam xếp thứ 69/144 nước được xếp hạng về thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong các lĩnh vực, là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất thế giới ở mục tiêu số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao trình độ học vấn của trẻ em gái và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động.

Số phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tại Việt Nam đạt 27,8% trong năm 2017, cao nhất Đông Nam Á, xếp thứ 19/54 trong bảng chỉ số xếp hạng Chỉ số nữ doanh nhân và xếp thứ 7/54 trong số các nước có nhiều chủ doanh nghiệp là nữ...

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các bộ trưởng phụ trách vấn đề phụ nữ của ASEAN tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; bảo đảm cơ hội bình đẳng về giáo dục, việc làm, tiếp cận an sinh xã hội hướng tới thực hiện các mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN năm 2025 và Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc.

Theo cổng TTĐT Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.