Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch Pharma360.vn anh Phùng Công Sơn chia sẻ: Học dược ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành dược hiện nay

PVCĐ - 15:54, 25/03/2022

Ngành Dược được đánh giá là một trong những ngành nghề có cơ hội việc làm rộng mở, với mức thu nhập khá cao. Vậy học Dược ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành Dược hiện nay có còn nhiều không? Hãy lắng nghe những chia sẻ từ anh Phùng Công Sơn – Pharma360.vn ngay dưới đây.

(Chuyên đề) Chủ tịch Pharma360.vn anh Phùng Công Sơn chia sẻ: Học dược ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành dược hiện nay

Khi nhắc tới ngành Dược, không ít người nghĩ rằng làm học Dược ra sẽ bán thuốc tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực hoạt động của ngành Dược đang ngày càng được mở rộng, và có rất nhiều công việc khác nhau và tùy thuộc vào năng lực cũng như trình độ của mỗi người.

Theo chia sẻ của anh Phùng Công Sơn, Chủ tịch hội đồng quản trị Pharma360.vn – Thông tin tuyển dụng nhân sự ngành dược thì, cơ hội việc làm của người học ngành Dược khá đa dạng, với những kiến thức và kỹ năng được trang bị trong nhà trường, sinh viên có thể đảm nhiệm những vị trí công việc khác nhau. 

Anh Phùng Công Sơn – Chủ tịch hội đồng quản trị Pharma360 (ngoài cùng bên trái)
Anh Phùng Công Sơn – Chủ tịch hội đồng quản trị Pharma360 (ngoài cùng bên trái)

Sau khi tốt nghiệp, bạn có đủ năng lực và kỹ năng chuyên môn để có thể dễ dàng xin được việc làm tại các đơn vị tuyển dụng. Cụ thể:

1. Tại các bệnh viện, trung tâm y tế

Dược sĩ lâm sàng tại các khoa Dược: Nhiệm vụ của Dược sĩ sẽ tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác trong quá trình điều trị và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc đúng liều và an toàn nhất.

Dược sĩ tại nhà thuốc: có nhiệm vụ cấp phát thuốc tại cho các bệnh nhân

-Dược sĩ tại kho thuốc bệnh viện: Có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và hạn sử dụng của thuốc.

Pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ.

2. Tại các nhà máy Dược/ Công ty sản xuất thiết bị y tế

QA và QC: QA và QC cùng liên quan đến quản lý chất lượng dược phẩm. Tuy nhiên, QA chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất của cơ sở, nhà máy sản xuất, còn bộ phận QC trực tiếp tham gia kiểm tra chất lượng và hoàn thiện sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường.

Kiểm nghiệm: Thực hiện lấy mẫu, kiểm nghiệm các mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, mẫu bào chế, nước RO,.. theo tiêu chuẩn cơ sở hoặc các tiêu chuẩn qui định.

-R&D hay còn gọi là nghiên cứu phát triển sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Chuyên viên đăng ký thuốc: các Dược sĩ làm mảng này thường là ở các Công ty trung gian làm hồ sơ đăng ký thuốc.

Công nhân Dược: Tham gia vào quy trình sản xuất dược phẩm hoặc thiết bị vật tư y tế…

- Ngoài ra, khi có đủ kỹ năng và kinh nghiệm, thì bạn có thể lên vị trí cao hơn như quản đốc xưởng, giám đốc nhà máy.

(Chuyên đề) Chủ tịch Pharma360.vn anh Phùng Công Sơn chia sẻ: Học dược ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành dược hiện nay 2

1. Tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo về y dược

Nếu có kỹ năng sư phạm và trình độ chuyên môn thì bạn có thể trở thành giảng viên giảng dạy trực tiếp và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về y dược

2. Tại viện, trung tâm kiểm nghiệm thuốc:

 Tại đây, bạn sẽ trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc xem có an toàn và đủ điều kiện để phát hành ra thị trường hay không. Cùng với đó là tiến hành kiểm tra để phát hiện các trường hợp thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.

3. Quản lý Nhà nước về Dược

 Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có cơ hội làm công việc quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược từ các tuyến Trung ương như tại Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học và Đào tạo… của Bộ Y tế cho đến cấp địa phương.

4. Dược si nhà thuốc, quầy thuốc

 Sau khi ra trường, các bạn có thể tự mở quầy thuốc, nhà thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ (nhà thuốc)

5. Tại các công ty phân phối, công ty xuất nhập khẩu dược

-Trình Dược viên: Quảng cáo, tiếp thị thuốc. Đây được coi là một trong những công việc năng động nhất trong ngành Dược. Trình Dược viên được coi là cầu nối giữa cơ sở sản xuất thuốc, các công ty Dược phẩm với nhà thuốc, cơ sở Y tế, Bệnh viện…

Marketing Dược: Marketing Dược chính là sự kết hợp giữa kiến thức Marketing với kiến thức về lĩnh vực dược phẩm để lên được một chiến lược Marketing phù hợp nhất, chủ yếu chỉ có các vị trí Marketing tại các công ty Dược trong nước, còn các hãng nước ngoài chỉ có vị trí Quản lý sản phẩm (Product Manager).

-Dược sĩ tư vấn: có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, cũng như cung cấp thông tin về sức khỏe cho bệnh nhân

· Content dược: viết bài về các sản phẩm dược, thiết bị y tế trên các kênh digital như facebook, website,…

· Ngoài ra, các dược sĩ có thể trở thành CEO của các công ty dược, nhà máy dược

6. Tại các cơ sở Dịch thuật

 Chuyên viên dịch thuật chuyên ngành Dược phẩm ở các công ty Dịch thuật.

7. Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức Y tế Quốc tế ở VN.

Qua những chia sẻ của anh Sơn – Pharma360.vn có thể thấy, công việc cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành Dược rất đa dạng, chứ không chỉ bó hẹp trong không gian quầy thuốc như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Hiện nay, ngành Dược hiện nay đang phát triển tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt là khi tình hình dịch Covid xảy ra, đã có rất nhiều công ty dược được mở ra. Chính vì vậy, nhân sự ngành Dược luôn trong tình trạng “thiếu”. Số lượng đào tạo gia tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng ngành Dược của đơn vị, doanh nghiệp.

Hiện nay, Pharma360 cũng đang nỗ lực triển khai các hoạt động hướng nghiệp để các bạn sinh viên có thể hiểu hơn về các công việc sau này.

(Chuyên đề) Chủ tịch Pharma360.vn anh Phùng Công Sơn chia sẻ: Học dược ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành dược hiện nay 3


Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.