Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch nước hội kiến Chủ tịch Đại hội đồng và Tổng Thư ký LHQ

PV - 09:46, 22/09/2021

Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là để hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm vaccine rộng rãi cho người dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với ông Abdulla Shahid, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với ông Abdulla Shahid, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76. Ảnh: TTXVN

Theo Đặc phái viên, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, ngày 21/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có hai cuộc hội kiến quan trọng với ông Abdulla Shahid, Chủ tịch Đại hội đồng, và ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Tại các cuộc hội kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong hệ thống quản trị toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức chung hết sức to lớn hiện nay và mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Liên hợp quốc.

Chủ tịch nước cho biết Việt Nam đang dồn mọi nỗ lực trong cuộc chiến chống COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, đặt an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, đồng thời cảm ơn Chương trình COVAX và các tổ chức Liên hợp quốc đã hỗ trợ vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế và tư vấn chính sách về phòng chống dịch và phục hồi sau đại dịch, đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là để hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm vaccine rộng rãi cho người dân.

Chủ tịch nước khẳng định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá và chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam đã, đang và sẽ đóng góp hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc, trong đó có việc đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện Thoả thuận Paris về Biến đổi khí hậu, tham gia ứng cử vào các tổ chức Liên hợp quốc và đóng góp vào nỗ lực cải tổ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, các bên nhấn mạnh cần tiếp tục củng cố chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm, đẩy mạnh thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững và Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Các bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực, ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và các nước liên quan trong duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển.

Về phần mình, Chủ tịch Đại hội đồng và Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết rất ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế; đề cao những đóng góp tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả của Việt Nam đối với công việc chung của Liên hợp quốc, nhất là trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu về khí hậu.

Chia sẻ những khó khăn mà Việt Nam đang phải đương đầu trước làn sóng dịch bệnh COVID-19 do biến thể Delta, Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định Liên hợp quốc sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch, đồng thời luôn sát cánh, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch.

Tổng thư ký cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là nâng mức cam kết giảm phát thải khí nhà kính hướng tới Hội nghị COP26 tháng 11/2021 tại Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh)./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.