Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch nước dự Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN-Trung Quốc lần thứ 13

PV - 15:35, 06/12/2023

Sáng 6/12, tại Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Việt Nam tổ chức Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN-Trung Quốc lần thứ 13 với chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN-Trung Quốc lần thứ XIII - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN-Trung Quốc lần thứ XIII - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tham dự hội nghị có Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố, Tổng Chưởng lý các nước ASEAN và Trung Quốc (và 2 Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Macau), đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và Trung Quốc tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, ASEAN hiện là mái nhà chung của 10 thành viên với sự đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, nhưng gắn kết chặt chẽ vì mục tiêu hướng đến người dân, lấy người dân làm trung tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Là quốc gia láng giềng gần gũi, Trung Quốc đã sớm thiết lập quan hệ đối thoại và trở thành đối tác ngoại khối đầu tiên, quan trọng nhất của ASEAN từ năm 1991; năm 2003 thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược; năm 2021 ASEAN và Trung Quốc chính thức nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.

Cho đến nay, ASEAN và Trung Quốc đã triển khai nhiều cơ chế hợp tác, bao gồm hội nghị cấp cao thường niên và các hội nghị hợp tác chuyên ngành, trong đó có lĩnh vực tư pháp và pháp luật. Trong nhiều năm liền, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Năm 2020, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết, Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định này.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới. Trong đó, Việt Nam xác định, quan hệ với các nước láng giềng là ưu tiên hàng đầu.

Qua gần 40 năm đổi mới, Việt Nam thật sự đã trở thành đất nước của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. "Chúng tôi đang nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu đến 2030, Việt Nam là nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để mục tiêu này trở thành hiện thực, chúng tôi coi trọng vai trò của người dân, tất cả quyền con người, quyền công dân là trung tâm của các chính sách và hoạch định tương lai. Trong quá trình đó, bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi cũng ý thức về những thách thức, như: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng... và quyết tâm nỗ lực khắc phục những khó khăn, hạn chế để thúc đẩy phát triển đất nước", Chủ tịch nước cho biết.

Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Trong 28 năm qua, với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm” tại các cơ chế đa phương, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Hiệp hội, tạo nền tảng để xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết trên ba trụ cột an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội; duy trì sự đoàn kết, thống nhất nội khối, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Theo Chủ tịch nước, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các nước thành viên để cùng xây dựng bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa ASEAN với các đối tác. Trung Quốc là đối tác đặc biệt quan trọng của Việt Nam và ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có kiểm sát, công tố.

Gần 20 năm, với 12 kỳ hội nghị đã được tổ chức, Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN-Trung Quốc đã chứng minh được giá trị tích cực, là diễn đàn quan trọng để những người đứng đầu cơ quan viện kiểm sát, viện công tố trong khu vực gặp gỡ trao đổi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác và chung tay giải quyết những thách thức trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng với thời cơ, thách thức đan xen. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ mang đến những tiện ích to lớn cho con người, nhưng sự phát triển ấy cũng là môi trường để phát sinh một số loại tội phạm mới, như: Lợi dụng công nghệ thông tin, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, đánh cắp thông tin cá nhân, phát tán mã độc, tấn công mạng máy tính của chính phủ và doanh nghiệp... xảy ra ngày càng nhiều, với quy mô ngày càng lớn, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tính chất ngày càng nguy hiểm, hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội và an ninh của mỗi quốc gia.

"Các nước đã cùng nhau phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, thì nay, để đấu tranh hiệu quả chống loại tội phạm này, không có cách nào khác là phải tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, thống nhất hành động giữa cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao hội nghị đã lựa chọn chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia”. Chủ tịch nước tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm trước sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển của mỗi quốc gia, hội nghị sẽ tìm ra được giải pháp hữu hiệu, thống nhất hành động giữa các nước ASEAN và Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; góp phần vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận chỉ ra thách thức của tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia đối với an ninh, an toàn của mỗi quốc gia và khu vực; chia sẻ những thành công, thực tiễn tốt và khó khăn của các nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; đề xuất các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.