Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chú rể người Giáy đón dâu bằng ngựa giấy

Thanh Hà - 18:20, 16/03/2022

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Giáy không chỉ là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là giáo dục truyền thống, đạo lý của dân tộc, về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

Tục cưới hỏi của người Giáy đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, cũng như góp phần cho bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam thêm lung linh sắc màu.

Lễ đón dâu của người Giáy là tục lệ khá cầu kỳ và nhiều nét độc đáo. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần gồm có đội “pí lè” bốn người, hai cụ già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một chàng trai dắt ngựa cho cô dâu và một đoàn người để gồng gánh lễ vật.
Lễ đón dâu của người Giáy là tục lệ khá cầu kỳ và nhiều nét độc đáo. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần gồm có đội “pí lè” bốn người, hai cụ già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một chàng trai dắt ngựa cho cô dâu và một đoàn người để gồng gánh lễ vật.
Khi nhà trai đi đón dâu đến cổng nhà gái sẽ phải trải qua "lễ giữ", nghĩa là bị chặn ngang bởi sợi chỉ hồng, mấy cành gai cản lối; phía sau là chiếc bàn với đôi chén, hai chai rượu, hai chậu nước lã với hai chiếc chổi rơm chặn cửa để làm phép.
Khi nhà trai đi đón dâu đến cổng nhà gái sẽ phải trải qua "lễ giữ", nghĩa là bị chặn ngang bởi sợi chỉ hồng, mấy cành gai cản lối; phía sau là chiếc bàn với đôi chén, hai chai rượu, hai chậu nước lã với hai chiếc chổi rơm chặn cửa để làm phép.
Nghi thức bà mối trao “lì xì” để xin phép vào nhà gái. Sau khi đã làm lễ giữ, nhà trai phải trải qua một tục lệ khác rất thú vị. Đó là phải hát đối đáp để xin nhà gái bỏ tấm vải hồng chắn ngay đường vào. Khi vào nhà, nhà gái đem phẩm đỏ đánh dấu lên má từng người của nhà trai.
Nghi thức bà mối trao “lì xì” để xin phép vào nhà gái. Sau khi đã làm lễ giữ, nhà trai phải trải qua một tục lệ khác rất thú vị. Đó là phải hát đối đáp để xin nhà gái bỏ tấm vải hồng chắn ngay đường vào.
Khi vào nhà, nhà gái đem phẩm đỏ đánh dấu lên má từng người của nhà trai.
Khi vào nhà, nhà gái đem phẩm đỏ đánh dấu lên má từng người của nhà trai.
Các cô gái người Giáy té nước vào đoàn nhà trai với ý nghĩa mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho hai nhà.
Các cô gái người Giáy té nước vào đoàn nhà trai với ý nghĩa mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho hai nhà.
Nhà trai cử một người phụ nữ to khỏe cõng cô dâu về nhà trai.
Nhà trai cử một người phụ nữ to khỏe cõng cô dâu về nhà trai.
Nét thú vị nhất là nghi thức “giằng dâu”, việc giằng dâu càng quyết liệt thì càng bày tỏ tình cảm lưu luyến, sâu nặng của người nhà với cô gái trước khi về nhà chồng.
Nét thú vị nhất là nghi thức “giằng dâu”, việc giằng dâu càng quyết liệt thì càng bày tỏ tình cảm lưu luyến, sâu nặng của người nhà với cô gái trước khi về nhà chồng.
Đặc biệt hơn cả là chú rể đi đón dâu bằng một con ngựa giấy
Đặc biệt hơn cả là chú rể đi đón dâu bằng một con ngựa giấy
Theo phong tục, khi về tới nhà chồng cô dâu mới bỏ khăn che mặt, nhận mặt cha mẹ chồng, thực hiện các nghi thức kính Lễ tổ tiên, sau đó sẽ cùng hát trao dâu, cảm ơn họ hàng, khách mời và nhắc nhở nhau sống thuận hòa với gia đình, bà con làng bản.
Theo phong tục, khi về tới nhà chồng cô dâu mới bỏ khăn che mặt, nhận mặt cha mẹ chồng, thực hiện các nghi thức kính Lễ tổ tiên, sau đó sẽ cùng hát trao dâu, cảm ơn họ hàng, khách mời và nhắc nhở nhau sống thuận hòa với gia đình, bà con làng bản.
Dân làng chúc phúc cho đôi trẻ bằng những câu hát, điệu múa
Dân làng chúc phúc cho đôi trẻ bằng những câu hát, điệu múa
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.