Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ động trong công tác phòng, chống hạn hán

Hoàng Quý - 11:20, 11/05/2020

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La, nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các sông, suối và hồ chứa xuống thấp, dẫn đến nguy cơ hàng trăm ha cây trồng nông nghiệp có nguy cơ thiệt hại. Để bảo đảm nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân, tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, duy tu, bảo dưỡng kênh mương, công trình thủy lợi; tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm nước…

Người dân Sơn La chuyển diện tích ngô, lúa sang trồng hoa màu
Người dân Sơn La chuyển diện tích ngô, lúa sang trồng hoa màu

Nà Nghịu là xã nằm trong vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra hạn hán của huyện Sông Mã (Sơn La). Vụ Xuân năm 2020, toàn bộ diện tích đất ngô ở đây đều được người dân chuyển sang trồng hoa màu ngắn ngày, những cây có khả năng chịu hạn cao.

Chị Cà Thị Thu (xã Nà Nghịu) chia sẻ: “Trong vụ Xuân năm nay, tôi đã thử trồng ngô trên 500m2 đất của gia đình. Tuy nhiên, do hạn hán, thiếu nước nên ngô không thể nảy mầm. Được cán bộ khuyến nông tuyên truyền, vận động chuyển đổi sang trồng dưa, nhờ đó, gia đình vẫn có thu nhập trong thời vụ thiếu nước này”.

Theo ông Lò Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Nà Nghịu, thì kế hoạch vụ Xuân năm nay, xã Nà Nghịu gieo cấy 128ha. Tuy nhiên do nắng hạn, có tới 30ha không thể gieo cấy và trên 10ha có khả năng thiếu nước giữa vụ. Từ nhiều năm nay, cứ vào vụ Xuân, bà con trong xã lại chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, sẵn sàng chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết nên vẫn bảo đảm được thu nhập.

Vụ Xuân năm 2019 - 2020, huyện Sông Mã gieo cấy gần 1.800ha, thế nhưng tình trạng nắng nóng kéo dài khiến cho khoảng 300ha lúa có khả năng bị hạn hán. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương hướng dẫn nông dân sử dụng nước tiết kiệm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây có khả năng chịu hạn cao vào sản xuất.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2.692 công trình thủy lợi, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân và tưới tiêu cho trên 31 nghìn ha lúa, cây công nghiệp và nuôi thủy sản, tiêu thoát lũ khu vực nông thôn, đô thị với diện tích 67 nghìn ha. Tuy nhiên, qua rà soát, dự báo, toàn tỉnh có trên 1.800 ha có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2019 - 2020.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Sơn La cho biết: Công ty luôn theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết, kịp thời điều chỉnh quy trình vận hành, quy trình tưới của các công trình. Đối với các diện tích không còn khả năng cấp nước, đề xuất phương án chuyển đổi cây trồng từ lúa nước sang cây trồng cạn, cây ngắn ngày để bảo đảm sản xuất đạt hiệu quả.

Còn theo ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, để phát huy và nâng cao năng lực cấp nước của các công trình thủy lợi, Sở đã phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi. Nhờ đó, toàn tỉnh đã có gần 1.800 công trình thủy lợi được duy tu, sửa chữa; 1.474km kênh mương được nạo vét với số lượng hơn 68 nghìn m3 đất đá, trên 92 nghìn ngày công của người dân tham gia, ước giá trị thực hiện trên 12,9 tỷ đồng.

Có thể thấy, từ sự chủ động của người dân trong việc khắc phục khó khăn do bất lợi về thời tiết và địa hình, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng được nâng lên, đời sống của người nông dân từng bước được cải thiện, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.