Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chợ Đồng Xuân ở Thủ đô Berlin

PV - 10:28, 26/02/2019

Nằm dọc các con phố ở khu Lichtenberg, một quận phía Đông Bắc Thủ đô Berlin, Đức là dãy nhà kho cũ và các khu nhà tập thể xây bằng những khối bê tông đúc sẵn. Trung tâm thương mại Đồng Xuân nổi bật giữa khu công nghiệp đìu hiu với các nhà xưởng bị bỏ hoang này. Trung tâm thương mại Đồng Xuân, hay còn gọi là “Chợ Đồng Xuân” được ví như Việt Nam thu nhỏ giữa lòng Thủ đô Berlin, nước Đức.

Chợ Đồng Xuân ở Thủ đô Berlin, nước Đức có khoảng 80% tiểu thương là người Việt Nam. Chợ Đồng Xuân ở Thủ đô Berlin, nước Đức có khoảng 80% tiểu thương là người Việt Nam.

Chợ Đồng Xuân (nước Đức) là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp bán buôn, tiểu thương bán lẻ và các công ty chế biến thực phẩm. 80% gian hàng ở đây thuộc sở hữu của người Việt Nam. Số còn lại là doanh nhân Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Lịch sử của khu chợ này gắn liền với câu chuyện của hàng nghìn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức trong thập niên 80 của thế kỷ trước.

Lúc đó, vẫn còn khoảng 60.000 người lao động Việt Nam làm việc ở Đông Đức. Chính phủ Việt Nam cho phép họ chọn một là trở về nhà, hai là ở lại. Còn nước Đức thống nhất đề  nghị bồi thường và mua cho họ vé máy bay về quê hương. Một nửa chọn trở về. Nửa còn lại quyết định ở lại.

Tuy nhiên, cuộc sống mới không dễ dàng. Đa số người lao động Việt Nam lúc đó mất công ăn việc làm. Để nuôi sống bản thân và gia đình, họ tự bươn chải, mở quầy hàng bán hoa tươi, kinh doanh nhà hàng hay tiệm làm đẹp. Nhiều người lao vào ngành sản xuất và buôn bán đồ may mặc, trong đó có ông Nguyễn Văn Hiền, một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho chợ Đồng Xuân ở Berlin.

Ban đầu, ông Hiền đi đánh hàng ở Ba Lan mang về Đức phân phối. “Ông ấy thường xuyên gặp đồng hương sang đó để mua hàng về bán lẻ, thế nên, nảy ra ý nghĩ: Tại sao không thành lập một khu chợ bán buôn ở Berlin?”, anh Nguyễn Hữu Minh hiện đang học ngành Sư phạm xã hội dẫn các đoàn khách du lịch đi thăm quan khu chợ Đồng Xuân kể lại.

Ngày nay, chợ Đồng Xuân, đặt theo tên của khu chợ nổi tiếng của Hà Nội, là trung tâm thương mại và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở Thủ đô Berlin, cộng đồng chiếm khoảng 26,5% trong tổng số 100.000 người Việt đang sống ở Đức.

Tại chợ Đồng Xuân, không chỉ có các doanh nghiệp bán buôn người Việt mà còn có các dịch vụ phiên dịch Việt-Đức, cố vấn các vấn đề pháp lý, trường dạy lái xe, các hãng lữ hành và đại lý bán xe hơi dành riêng cho người Việt. Trong trung tâm thương mại chia làm 9 khu, người ta có thể tìm thấy mọi thứ từ thực phẩm, đồ chơi, quần áo, hoa giả bằng nhựa cho đến mỹ phẩm.

Chị Phan Bian Thảo làm việc tại một tiệm làm móng ở chợ Đồng Xuân cho biết, vài năm trước, khách hàng của chị chủ yếu là người Việt Nam nhưng giờ đây ngày càng nhiều dân địa phương tìm đến chợ Đồng Xuân. “Họ đến đây bởi vì giá cả rẻ hơn bất cứ chỗ nào khác trong thành phố. Ngoài ra, sau khi làm móng, họ có thể tiện đường đi mua sắm luôn, nhờ vậy công việc làm ăn phát đạt hơn”, chị Thảo giải thích.

AN HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.