Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chợ đầu mối, siêu thị hoạt động trở lại, đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng

NA (T/h) - 16:36, 02/02/2022

Nhiều siêu thị, chợ đầu mối đã hoạt động trở lại với lượng hàng hóa tăng dần, giá bán ổn định, thậm chí tăng cường khuyến mãi. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu dùng ở mức thấp nên thịt heo vẫn chưa về chợ đầu mối.

Các chợ đầu mối tại TP.HCM đã hoạt động trở lại nhằm đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng - Ảnh: N.TRÍ
Các chợ đầu mối tại TP.HCM đã hoạt động trở lại nhằm đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng - Ảnh: N.TRÍ

Theo thông tin từ chợ đầu mối thực phẩm Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh), với 107 vựa và kiôt hoạt động, tổng lượng hàng nhập chợ đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết đạt 193 tấn, trong đó rau củ quả đạt 115 tấn, trái cây 78 tấn.

Theo đơn vị này, lượng hàng nhập chợ đang ở mức thấp so với bình thường. Tuy vậy, lượng hàng nhập chợ sẽ tăng nhanh trong vài ngày tới, đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Riêng mặt hàng thịt heo từ mùng 4 Tết mới nhập chợ trở lại.

Tương tự, đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) cho biết đã hoạt động trở lại vào tối mùng 1 Tết với lượng hàng về chợ còn ở mức thấp nhưng giá bán vẫn ổn định, đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường thành phố.

Cụ thể, giá nhiều mặt hàng rau củ như bầu bí, cải thảo, cải ngọt, bắp cải.... dao động từ 9.000 - 14.000 đồng/kg; các mặt hàng Đà Lạt như khoai tây, cà rốt... giá ổn định trên dưới 20.000 đồng/kg.

Theo đơn vị này, do nhu cầu tiêu dùng hiện ở mức thấp nên số lượng quầy sạp hoạt động hiện chỉ chiếm 10 - 15%, nhưng khoảng mùng 6-7 Tết trở đi, số lượng quầy sạp hoạt động dự kiến đạt 50% so với bình thường.

Trong khi đó, phần lớn các siêu thị đã hoạt động trở lại để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Cụ thể, đại diện Co.opmart, Co.opXtra cho biết đã hoạt động trở lại kể từ mùng 2 Tết (hoạt động

Một số siêu thị ở Hà Nội đã mở cửa trở lại từ hôm nay mùng 2 Tết
Một số siêu thị ở Hà Nội đã mở cửa trở lại từ hôm nay mùng 2 Tết

Còn tại Hà Nội, để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, nhiều cửa hàng tiện lợi không nghỉ tết, trong khi một số siêu thị sẽ mở cửa ngay từ trưa mùng 1 Tết. Cụ thể, hệ thống cửa hành tiện lợi Circle K cho biết, 123 cửa hàng tại các quận nội thành Hà Nội hoạt động xuyên tết, không nghỉ ngày nào. Người dân thủ đô đi du xuân ở bất cứ đâu vẫn có thể ghé Circle K với nhiều lựa chọn phù hợp như: đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, bánh kẹo, thực phẩm khô…

Hệ thống siêu thị Aeon mall cũng đã mở cửa trung tâm thương mại tại Long Biên và Hà Đông từ 12 giờ trưa ngày mùng 1 Tết và đóng cửa lúc 22 giờ. Từ mùng 2 đến mùng 6 Tết), hệ thống siêu thị Aeon mall mở cửa từ 9 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Từ ngày 7/2 siêu thị hoạt động trở lại bình thường.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động vui chơi giải trí tập thể chưa thể tổ chức, song các khu ẩm thực đã được mở cửa trở lại phục vụ khách mua sắm, du xuân. Mỗi khách hàng mua sắm trong dịp đầu năm sẽ được tặng voucher quà tặng tại các gian hàng.

Hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Nội cũng đã mở cửa vào buổi sáng từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, mùng 6 Tết hoạt động trở lại bình thường, từ 8 - 22 giờ.

Tương tự, hệ thống siêu thị Big C và GO! tại Hà Nội cũng chỉ nghỉ tết 2 ngày và mở hàng trở lại bình thường từ 8 giờ sáng mùng 2 tết và đóng cửa vào 22 giờ cùng ngày.

Nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội của nhân dân thủ đô, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho hay UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP.Hà Nội từ tết Nguyên đán Nhâm Dần đến hết tháng 5/2022.

Có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỉ đồng, đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán. Trong đó, có 123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh… Sở Công thương Hà Nội cũng đã tích cực liên kết với các tỉnh, thành cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho thị trường. Các doanh nghiệp cam kết không tăng giá đột biến các mặt hàng thiết yếu.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.