Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chính thức thông xe 2 tuyến đường 'đánh thức' tiềm năng Tây Bắc

PV - 15:07, 11/10/2018

Cụm công trình giao thông trọng điểm gồm tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cầu Việt Trì (Phú Thọ) - Ba Vì (Hà Nội) vừa chính thức được Bộ GTVT thông xe toàn tuyến vào sáng (10/10).

Thông xe tuyến đường Hoà Lạc-Hoà Bình. Ảnh: VGP/Phan Trang. Thông xe tuyến đường Hoà Lạc-Hoà Bình. Ảnh: VGP/Phan Trang.

 

Đây là 2 tuyến đường được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng kinh tế vùng Tây Bắc, đảm nhận trọng trách rút ngắn quãng đường, thời gian và chi phí đi lại đến Thủ đô.

Phát biểu tại lễ thông xe, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định, việc thông xe đường Hòa Lạc – Hòa Bình có ý nghĩa rất lớn đối với Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình.

“Đối với Thủ đô Hà Nội, kể từ ngày hôm nay chúng ta có con đường để kết nối với vùng Tây Bắc, các nhà đầu tư có thể đến với Hòa Bình, khu vực ven Hòa Bình, ven Thủ đô để hình thành các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho Hà Nội. Tuyến đường này càng có ý nghĩa hơn với tỉnh Hòa Bình vì đây là con đường ngắn nhất, tốt nhất để kết nối Hòa Bình với Hà Nội, tạo cơ hội cho Hòa Bình có thể kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, thêm vào đó đây còn là con đường đảm bảo quốc phòng an ninh”, Bộ trưởng nhận định.

Để công trình đưa vào khai thác hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu nhà đầu tư tiếp tục hoàn chỉnh các hạng mục liên quan, thực hiện quản lý, bảo trì công trình theo đúng quy định, tổ chức giao thông trên tuyến đảm bảo tuyệt đối an toàn, thuận lợi. Đồng thời, cũng đề nghị chính quyền địa phương thuộc TP. Hà Nội, tỉnh Hòa Bình phối hợp thực hiện quản lý tốt hành lang an toàn giao thông, mốc lộ giới để phục vụ công tác đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc trong thời gian tới.

Theo ông Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã “mở toang” cánh cửa để Hòa Bình thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

“Trước đây, các nhà đầu tư tìm đến Hòa Bình đều bày tỏ e ngại giao thông đi lại khó khăn, chưa thuận tiện. Đến nay, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã hoàn thành, giao thông được kết nối là yếu tố quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư, kể cả những nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Hòa Bình. Hiện có nhiều nhà đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư chiến lược đã đăng ký tham gia đầu tư vào các dự án xung quanh tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Điển hình nhất là Tập đoàn MEIKO của Nhật Bản đã đăng ký đầu tư vào Hòa Bình với số vốn 200 triệu USD”, ông Tỉnh cho hay.

Về phương án thu phí của dự án, mỗi tuyến sẽ được xây dựng 1 trạm thu phí để thu phí hoàn vốn cho dự án, trong đó tuyến QL6 tại Km42+730, đường Hòa Lạc - Hòa Bình đặt tại Km17+100. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến là 27 năm 6 tháng 9 ngày (từ 1/11/2018 đến 10/3/2046. Riêng trạm thu phí trên QL6 đã thu phí trên từ ngày 20/10/2015.

Chủ đầu tư dự án cho biết sẽ có chính sách miễn giảm phí cho các nhóm phương tiện phù hợp và người dân sống ở khu vực trạm.

Khánh thành cầu Văn Lang nối Việt Trì - Ba Vì. Ảnh: VGP/Phan Trang. Khánh thành cầu Văn Lang nối Việt Trì - Ba Vì. Ảnh: VGP/Phan Trang.

 

Khánh thành cầu hơn 1.400 tỷ đồng nối Việt Trì - Ba Vì

Cũng trong sáng nay (10/10), Bộ GTVT tổ chức lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì nối QL32 với QL32C theo hình thức BOT. Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt, nối liền Thủ đô Hà Nội với đất Tổ Hùng Vương.

Sau khi dự án đưa vào khai thác sẽ rút ngắn quãng đường từ Thủ đô Hà Nội đến trung tâm TP Việt Trì khoảng 20-30km, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên QL32, QL32C, góp phần đảm bảo nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân nơi dự án đi qua.

Được biết, dự án đầu tư cầu Việt Trì - Ba Vì có tổng chiều dài 9,46km. Trong đó, phần cầu chính Việt Trì - Ba Vì vượt sông Hồng có chiều dài 1,55km, đường dẫn phía Phú Thọ dài 0,26km và đường dẫn phía Hà Nội khoảng 7,54km.

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 1.463 tỷ đồng do Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ làm nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

Việc nghiên cứu tuyến đường mới nối trực tiếp từ TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) đến huyện Ba Vì (TP Hà Nội) trong đó có cầu Việt Trì - Ba Vì bắc qua sông Hồng là cần thiết nhằm kết nối hoàn thiện mạng lưới giao thông trong vùng, mở ra cửa ngõ phía Nam của TP Việt Trì để kết nối giao thông thông suốt, thuận lợi giữa TP Việt Trì và khu vực phía Tây Hà Nội và xóa bỏ phương thức đi đò không đảm bảo an toàn giao thông giữa 2 bờ sông Hồng.
Trên tuyến xây dựng mới tại vị trí Km7+180 (lý trình Dự án) thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội để thu phí hoàn vốn cho dự án. Dự kiến, việc vận hành trạm thu phí sẽ bắt đầu từ tháng 12/2018 và chính thức thu phí đối với ô tô ngày 1/1/2019 (miễn phí đối với xe máy)./.
Theo cổng TTĐT Chính phủ
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.