Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chính sách pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ngày càng được hoàn thiện

Cù Hương - Tùng Nguyên - 07:19, 22/11/2023

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/9/2019 và nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã nỗ lực triển khai công tác rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết quả rà soát là cơ sở để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những chính sách chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp, từ đó bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 88/2019/QH14.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8/1/2002 về giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên vì đã hết thời gian thực hiện. (Trong ảnh: Pv tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất của người dân ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8/1/2002 về giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên vì đã hết thời gian thực hiện. (Trong ảnh: Pv tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất của người dân ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk)

Điều chỉnh những mâu thuẫn, chồng chéo

Tại Tờ trình về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc (NĐ05), Uỷ ban Dân tộc cho biết, sau NĐ05 được ban hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng để triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định. Theo đó, đã có 445 văn bản được ban hành.

Trong đó, về chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực có 21 văn bản; chính sách đầu tư phát triển bền vững có 163 văn bản; chính sách phát triển giáo dục và đào tạo có 94 văn bản; chính sách cán bộ người DTTS có 17 văn bản; chính sách đối với Người có uy tín ở vùng DTTS có 4 văn bản; chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa có 33 văn bản; chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng DTTS có 2 văn bản; chính sách phát triển du lịch vùng DTTS có 2 văn bản; chính sách y tế, dân số có 20 văn bản; chính sách thông tin - truyền thông có 25 văn bản; chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có 10 văn bản; chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái có 23 văn bản; chính sách quốc phòng, an ninh có 9 văn bản; chính sách khác 22 văn bản.

Giai đoạn 2021 – 2025, qua rà soát của UBDT thì có 75 chính sách đang còn hiệu lực hoặc được tích hợp vào Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có 48 chính sách được tiếp tục thực hiện, 27 chính sách được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719.

Qua rà soát, UBDT xác định có 10 văn bản pháp luật có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn; gồm: 02 Nghị định của Chính phủ, 06 Thông tư, Thông tư liên tịch và 02 Quyết định của Bộ trưởng. Trong 10 văn bản có nội dung chồng chéo, mẫu thuẫn thì có 09 văn bản về phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi cần phải sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 đang mâu thuẫn với quy định tại Luật Giáo dục 2019 về thời gian thực hiện chính sách miễm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. (Ảnh minh họa)
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 đang mâu thuẫn với quy định tại Luật Giáo dục 2019 về thời gian thực hiện chính sách miễm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. (Ảnh minh họa)

Đơn cử, trong Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 145/2018/NDD-CP ngày 16/10/2018) đang mẫu thuẫn với Luật Giáo dục 2019 (sửa đổi). Trong đó, liên quan đến chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là người DTTS ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, Luật Giáo dục 2019 không quy định thời gian thực hiện; còn Nghị định số 86/2015/NĐ-CP lại “chốt” khung thời gian thực hiện là từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.

Nghĩa là, từ năm học 2021 – 2022 trở đi, chính sách này sẽ không tiếp tục thực hiện, trái với Luật Giáo dục 2019. Vì vậy, theo kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị định mới thay thế để thực hiện các quy định tại Luật Giáo dục 2019.

“Lấp khoảng trống” chính sách

Qua kết quả rà soát của UBDT, có 19 văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi không còn phù hợp với thực tiễn thực hiện công tác dân tộc hiện nay. Trong đó có 06 Nghị định của Chính phủ, 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 07 Thông tư, Thông tư liên tịch.

Có thể kể đến là Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8/1/2002 về giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên; hay Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 về phê duyệt Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt – Trung đến năm 2010. Cả hai Quyết định này đã hết thời gian thực hiện (Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg là đến năm 2003, Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg là đến năm 2010); do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ vì không còn phù hợp với thực tiễn.

Hiện chưa có quy định về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triền kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: HTX sản xuất và cung ứng các sản phẩm tiêu biểu huyện Quế Phong đưa sản phẩm trưng bày tại Hội nghị kết nối cung cầu tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An)
Hiện chưa có quy định về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triền kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: HTX sản xuất và cung ứng các sản phẩm tiêu biểu huyện Quế Phong đưa sản phẩm trưng bày tại Hội nghị kết nối cung cầu tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An)

Trong quá trình rà soát, UBDT xác định được có 19 chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi nhưng chưa được ghi nhận, hoặc chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Trong đó, riêng lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực có 07 chính sách chưa được ghi nhận hoặc chưa được quy định cụ thể.

Đáng chú ý là chính sách hỗ trợ và ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp (gồm cả các dân tọc có khó khăn đặc thù) chưa được ghi nhận hoặc chưa được quy định cụ thể. Hiện chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức người DTTS là cộng điểm (5 điểm) vào kết quả điểm thi tại vòng 2, chưa có cơ chế tuyển dụng riêng cho người DTTS.

Điều này khiến không ít sinh viên người DTTS ít cơ hội hơn để được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước sau khi ra trường, nhất là đối với sinh viên các dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp, các dân tộc có khó khăn đặc thù, rất ít người. Đơn cử như dân tộc Ơ Đu, hiện đã có hơn 20 em tốt nghiệp đại học, nhưng mới có 8 em được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước. Vì vậy, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ giao cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chính sách này…

Theo đánh giá của UBDT, kết quả rà soát đã phát hiện nhiều quy định, chính sách còn mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn; đồng thời phát hiện những “khoảng trống” của pháp luật, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trên cơ sở đó, UBDT và các Bộ, Ngành liên quan đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những chính sách chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp, ban hành các chính sách chưa được ghi nhận hoặc chưa có trong quy định, từ đó bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Trong Nghị quyết số 88/2019/QH14, Quốc hội giao Chính phủ tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi và chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.