Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chính phủ thống nhất với các nội dung chủ yếu của Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

PV - 22:52, 13/08/2019

Ngày 13/8/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019, trong đó thống nhất với các nội dung chủ yếu của Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để UBDT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo quy định.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Báo cáo cho thấy, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 40 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, trong đó có 15 đề án, chính sách dân tộc.

Theo đó, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số chính sách không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được phê duyệt. Một số vấn đề bức xúc trong đồng bào DTTS như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... giải quyết chưa hiệu quả, đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực và mặt bằng dân trí thấp; đói nghèo, thiên tai, bệnh tật, đang là thách thức lớn; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng DTTS và miền núi tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp; nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức còn phiến diện, chưa thật lòng quan tâm đến vùng dân tộc và miền núi…

Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 74/2018/QH14, trong đó có nội dung giao Chính phủ xây dựng Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện ĐBKK, trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), thực hiện từ năm 2021; Chính phủ đã giao UBDT chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ này.

Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao nhiệm vụ, UBDT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai xây dựng Đề án tổng thể. Sau khi dự thảo Đề án tổng thể hoàn thành, UBDT đã tổ chức nhiều hội thảo tham vấn, lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học về nội dung Đề án.

Theo thống kê của UBDT, đã có hơn 1.300 đại biểu tham gia các hội thảo góp ý vào nội dung Đề án tổng thể. Những ý kiến góp ý của đại biểu tại các hội thảo đã được Ban soạn thảo Đề án tổng hợp, chắt lọc hoàn thiện nội dung Đề án tổng thể trình Chính phủ.

Trên cơ sở đó, ngày 1/8/2019, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7. Bên cạnh thảo luận về tình hình KT-XH, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày dự thảo Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi để xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội phê duyệt.

Xác định tầm quan trọng của Đề án đối với đời sống cộng đồng các DTTS và người dân sinh sống trên địa bàn trọng yếu của quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Xây dựng Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi để chúng ta có được một bức tranh tổng quát về phương diện chiến lược phát triển, cơ chế chính sách, mục tiêu, hệ thống chỉ tiêu cụ thể và nguồn lực triển khai thực hiện trong giai đoạn tới”.

Thủ tướng Chính phủ cũng chia sẻ thông tin về quá trình xây dựng dự thảo Đề án, từ việc trực tiếp giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các nội dung cụ thể của Đề án. Trước khi trình bày tại phiên họp Chính phủ lần này, Thủ tướng đã giao cho UBDT làm việc với các bộ, ngành, địa phương để xin ý kiến và báo cáo trực tiếp, xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Từ đó hoàn thiện các nội dung đề xuất, cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện Đề án.

Ngày 13/8/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019, trong đó thống nhất với các nội dung chủ yếu của Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi do UBDT trình. Theo đó, giao UBDT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và hồ sơ kèm theo; trong đó, xác định tên gọi là Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; phạm vi Đề án thực hiện ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi; tích hợp các chính sách thành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi để thực hiện từ năm 2021; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo quy định.

Đồng thời, giao UBDT Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan đến công tác dân tộc về trực thuộc Ủy ban Dân tộc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xử lý các kiến nghị về việc giao UBDT nhiệm vụ theo dõi sắp xếp ổn định dân cư hộ DTTS; thẩm định các chính sách dân tộc, chính sách phát triển KT-XH các xã ĐBKK; theo dõi, quản lý các trường dân tộc nội trú khu vực, dự bị đại học dân tộc vùng, hệ cử tuyển, một số trường văn hóa nghệ thuật, bảo tàng dân tộc đặc trưng cho vùng miền, dân tộc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019, trong đó thống nhất với các nội dung chủ yếu của Đề án là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; là cơ sở để UBDT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo quy định.

MẠNH HÀ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.