Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Tào Đạt - 07:38, 06/05/2024

Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.

Tại Nghĩa trang liệt sĩ A1, những này này, nhiều đoàn cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở về với mảnh đất lịch sử, để thắp những nén hương cho đồng đội, những người đã không tiếc xương máu và tuổi xuân, chiến đấu cho độc lập dân tộc và tự do cho Tổ quốc.
Tại Nghĩa trang liệt sĩ A1, những này này, nhiều đoàn cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở về với mảnh đất lịch sử, để thắp những nén hương cho đồng đội, những người đã không tiếc xương máu và tuổi xuân, chiến đấu cho độc lập dân tộc và tự do cho Tổ quốc
Các chiến sĩ Điện Biên năm xưa nay đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi.
Các chiến sĩ Điện Biên năm xưa nay đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi
Tuy tuổi đã cao, nhưng những người chiến sĩ Điện Biên vẫn muốn trở về thăm lại chiến trường và đồng đội năm xưa.
Tuy tuổi đã cao, nhưng những người chiến sĩ Điện Biên vẫn muốn trở về thăm lại chiến trường và đồng đội năm xưa
Nhìn từng cái tên khắc trên bia đá mà trong lòng của những người cựu chiến sĩ dâng lên bao xúc động.
Nhìn từng cái tên khắc trên bia đá mà trong lòng của những người cựu chiến sĩ dâng lên bao xúc động
(PHÓNG SỰ ẢNH) Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm đồng đội giữa những…nấm mộ xanh 4
Với những cựu chiến sĩ Điện Biên, đồng đội của họ vẫn còn đó...
Với những chiến sĩ Điện Biên ngày ấy, đồng đội của họ vẫn còn đó...
... đồng đội của họ đã hóa thành bất tử để ngày ngày bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
... đồng đội của họ đã hóa thành bất tử để ngày ngày bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Ông Bùi Kim Điều tìm lại những người bạn đã cùng chiến đấu với mình năm xưa.
Ông Bùi Kim Điều tìm lại những người bạn đã cùng chiến đấu với mình năm xưa

Ông Bùi Kim Điều (94 tuổi, quê ở Gia Hưng, Gia Viễn, Ninh Bình) từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với nhiệm vụ thông tin liên lạc tại Tiểu đội 405, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Ông Điều lặng người trước những ngôi mộ của đồng đội nhưng chưa thể xác định danh tính.

Ông Điều xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa và đến thắp hương, tưởng nhớ những người đồng đội của mình.
Ông Điều xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa và đến thắp hương, tưởng nhớ những người đồng đội của mình

Trong giây phút linh thiêng, ông Điều bồi hồi nhớ lại trận chiến mà ông không thể nào quên, trận đánh cứ điểm Him Lam, nơi được quân Pháp coi là "cánh cửa thép" bất khả xâm phạm. Năm 1958, ông Điều trở lại Điện Biên xây dựng nông trường, lập gia đình và sinh sống cho đến ngày nay.

Ông Nguyễn Phương Đàn ngồi bên ngôi mộ của đồng đội năm xưa.
Ông Nguyễn Phương Đàn ngồi bên ngôi mộ của đồng đội năm xưa

Ông Nguyễn Phương Đàn (99 tuổi) là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 3 người (Tiểu đội 11, Đại đội 7, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316) tham gia chiến đấu đối đầu trực tiếp với quân Pháp ở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ngày đó, ông Đàn cùng 3 người anh em họ tham gia chiến đấu ở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, cả anh họ và hai người em, cùng rất nhiều đồng đội của ông đều đã hy sinh trước ngày toàn thắng. 

"Tôi thương đồng đội vô cùng, nhưng tôi rất tự hào, tại vì đồng đội tôi là anh hùng của một dân tộc anh hùng”, ông Đàn ngẹn ngào nói.

Trong ký ức của người chiến sĩ già Nguyễn Phương Đàn, những ngày tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ là những ngày tháng thật nhiều đau thương và rất hào hùng.
Trong ký ức của người chiến sĩ già Nguyễn Phương Đàn, những ngày tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ là những ngày tháng thật nhiều đau thương và rất hào hùng

Ông Đàn kể, sau khi tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ và giành chiến thắng hoàn toàn, ông cảm thấy rất vui mừng. Ông biết Nhân dân Việt Nam không ai thích chiến tranh. 2 ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, ông đã cùng đơn vị hành quân về xuôi, cũng không kịp ở lại để ăn mừng chiến thắng.

Cũng như ông Điều, ông Đàn quê gốc Hà Tĩnh nhưng sau đó đã trở lại Điện Biên, hiện nay sống ở phường Nong Bua, Tp. Điện Biên Phủ.

Nghĩa trang liệt sĩ A1 là nghĩa trang cấp quốc gia của tỉnh Điện Biên, nằm bên chân Đồi A1, được xây dựng năm 1958. Đây là nơi an nghỉ của 644 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phần lớn các phần mộ liệt sĩ đều chưa xác định được tên tuổi.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 là nghĩa trang cấp quốc gia của tỉnh Điện Biên, nằm bên chân Đồi A1, được xây dựng năm 1958. Đây là nơi an nghỉ của 644 Anh hùng Liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phần lớn các phần mộ liệt sĩ đều chưa xác định được tên tuổi.
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.