Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ổn định sinh kế cho bà con DTTS nhờ phát triển cây lạc

Mạnh Hà - 06:17, 01/12/2023

Chiêm Hóa là huyện có vùng lạc lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 2.800 ha, năng suất bình quân khoảng 32 tạ/ha và sản lượng gần 9.000 tấn/năm.

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân trồng lạc
Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân trồng lạc

Chiêm Hóa là huyện miền núi của tinh Tuyên Quang, dân số hơn 134.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 70%, đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây lạc gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được huyện Chiêm Hóa quan tâm triển khai thực hiện. Đặc biệt từ khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể năm 2015 thì cây lạc Chiêm Hóa thực sự là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.

Tân Mỹ là một trong những xã dẫn đầu của huyện Chiêm Hóa về diện tích trồng lạc, với diện tích trên 215 ha, chủ yếu là giống lạc L14 và L16. Hầu hết các hộ dân trong xã đều tận dụng hết diện tích đất soi bãi ven suối và đất ruộng 1 vụ để trồng lạc. Lạc được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất đạt từ 33 tạ đến 35 tạ/ha.

Điểm mới trong sản xuất lạc xuân của xã Tân Mỹ là người dân đã chủ động tự mua nilon về che phủ cho lạc, phương pháp trồng này qua các vụ trước đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Lạc được che phủ nilon làm tăng nhiệt độ đất, giúp cây phát triển nhanh ở giai đoạn mọc mầm; giữ ẩm đất tạo điều kiện cho cây phát triển thuận lợi ở các giai đoạn sau, hạn chế cỏ dại, rửa trôi chất dinh dưỡng nên năng suất cao hơn từ 30 - 60 kg lạc tươi/1.000 m2 so với cách trồng thông thường.

Gia đình bà Phạm Thị Hoa, thôn Bản Chẳng, xã Tân Mỹ năm nay trồng 2.000m2 lạc, hiện đã thu hoạch được trên 1.000m2. Nhờ thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời nên cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 33 tạ/ha. Với giá thu mua lạc tươi hiện nay từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg thì vụ lạc năm nay gia đình bà thu được ít nhất là gần 8 triệu đồng, cao gấp hai lần so với trồng lúa.

Nhờ trồng lạc, cuộc sống đồng bào DTTS tại huyện Chiêm Hoá ngày càng được nâng lên
Nhờ trồng lạc, cuộc sống đồng bào DTTS tại huyện Chiêm Hoá ngày càng được nâng lên

Còn tại xã Phúc Sơn, địa phương có diện tích cây lạc lớn nhất của huyện Chiêm Hóa với trên 680 ha/năm, sản lượng trên 2.200 tấn, giá trị kinh tế trên 39 tỷ đồng. Bên cạnh thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho cây lạc sinh trưởng thì để phát triển vùng lạc hàng hóa tại địa phương, xã Phúc Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đưa những giống lạc mới có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất; thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, từng bước nâng cao năng xuất cây lạc lên 33 tạ/ha. 

Hiện nay, xã đã thành lập 2 tổ phát triển sản xuất tại thôn Phiêng Tạ và thôn Búng Pẩu với gần 40 hộ tham gia. Tham gia tổ sản xuất, các hộ thành viên thực hiện theo một quy trình chung từ mua vật tư, phân bón đầu vào, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lạc đến khi thu hoạch, bảo quản sản phẩm và xuất bán ra thị trường…tạo thành một chuỗi liên kết khoa học, tập trung, đã góp phần nâng cao giá trị cây lạc hàng hóa, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn xã.

Hiện nay, toàn huyện Chiêm Hóa gieo trồng trên 2.600 ha lạc, sản lượng hằng năm trên 8.500 tấn; giá trị sản xuất trên 150 tỷ đồng. Huyện đã từng bước hình thành các vùng trồng lạc tập trung lớn ở các xã: Phúc Sơn, Minh Quang, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Xuân Quang,... Chất lượng lạc thương phẩm được đảm bảo và tiêu thụ thuận lợi, ổn định trên thị trường.

Để tiếp tục nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, hình thành vùng sản xuất lạc thương phẩm và lạc giống tập trung, có chất lượng tốt, huyện Chiêm Hoá đã triển khai phương án sản xuất lạc giống L14 để nhân rộng trong sản xuất; xây dựng Đề án phát triển vùng lạc hàng hóa tập trung trong giai đoạn 2017 – 2020; đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất lạc giống vụ Đông tại 4 xã với quy mô trên 50 ha nhằm từng bước tái cơ cấu về thời vụ, hình thành vùng trồng lạc giống vụ Đông, cung cấp giống tốt phục vụ cho sản xuất và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, nâng cao giá trị nhãn hiệu tập thể lạc Chiêm Hóa, từ đó tăng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân.

Thương hiệu Lạc Chiêm Hoá đang ngày càng phát triển
Thương hiệu Lạc Chiêm Hoá đang ngày càng phát triển

Ông Đỗ Văn Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa cho biết, xác định lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Chiêm Hóa đã khuyến khích bà con tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới... Để nâng cao thu nhập cho người nông dân, thời gian tới huyện Chiêm Hóa tiếp tục mở rộng trồng đại trà giống lạc L14 nguyên chủng, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mở rộng sản xuất lạc trên cả 3 vụ, nâng cao năng suất, chất lượng lạc, tích cực kết nối thị trường tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. 

Đặc biệt, năm 2023, huyện Chiêm Hoá đang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 1: 2021 – 2025, đây sẽ là nguồn lực giúp huyện Chiêm Hoá phát huy sản xuất vùng trồng lạc tập trung, nâng cao giá trị, khẳng định được tiềm năng kinh tế của cây lạc, góp phần tạo sinh kế ổn định cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.