Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024

Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Ông Tạ Quốc Hiến, thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá tích cực tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Ông Tạ Quốc Hiến, thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá tích cực tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Thời gian qua, huyện Chiêm Hoá đã tập trung các nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, ưu tiên đầu tư cho các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển sản xuất; đảm bảo an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, như: Đường giao thông, trường học, hệ thống thủy lợi; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân.

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về “Phát huy vai trò của Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn bình bầu công khai, rà soát, lựa chọn dân chủ Người có uy tín trong đồng bào dân tộc.

Hiện, huyện Chiêm Hóa có 287 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã phát huy vai trò, đóng góp tích cực trong việc tham gia thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng ý thức tự giác, chấp hành pháp luật cho người dân trong cộng đồng.

UBND huyện Chiêm Hoá đã phối hợp Ban Dân tộc tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cho Người có uy tín thông qua tổ chức các Hội nghị; 100% Người có uy tín trên địa bàn huyện được cấp các loại ấn phẩm báo chí theo quy định; tổ chức cho Người có uy tín đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở những địa phương khác. Huyện cũng triển khai thực hiện hiệu quả các chế độ chính sách đối với Người có uy tín đảm bảo theo quy định; kịp thời thăm hỏi, tặng quà Người có uy tín trong dịp tết, lễ, khi bị ốm đau, khen thưởng, biểu dương kịp thời Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn.

Anh Lý Văn Sài, dân tộc Mông, thôn Khuân Làn, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá tuyên truyền, vận động bà con trong thôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước
Anh Lý Văn Sài, dân tộc Mông, thôn Khuân Làn, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá tuyên truyền, vận động bà con trong thôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Điển hình như ông Nông Quý Thọ, dân tộc Dao, Người có uy tín thôn Bản Ba 2 (xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực vận động, tuyên truyền các hộ dân, nhất là các hộ di dân tái định cư chỉnh trang nhà cửa thực hiện theo Đề án Làng văn hóa du lịch Bản Ba, xã Trung Hà; tuyên truyền các hộ gia đình tham gia lớp dạy nghề thêu truyền thống dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ).

Ông Thọ cho biết: Với vai trò là Người uy tín trong cộng đồng người dân tộc Dao tại địa phương tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ phát huy các giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp, nhờ đó các văn hoá không bị mai một theo thời gian, đồng thời góp phần lan toả, phát huy các giá trị trong cộng đồng xã hội.

Còn đối với ông Hoàng Văn Luân, sinh năm 1981, người dân tộc Tày, thôn Bình An (xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang), thời gian qua ông Luân đã vận động Nhân dân trong thôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thực hiện phát triển kinh tế, giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới việc tang, xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, ông còn vận động 16 hộ gia đình trong thôn tự nguyện hiến gần 3000m2 đất để xây dựng tuyến đường bê tông trong thôn. Vận động 100% hộ dân trong thôn ký cam kết tự nguyện hiến đất để xây dựng tuyến đường liên xã Bình Nhân - Kim Bình (đoạn đi qua địa phận thôn)...

Ông Luân chia sẻ: Chúng tôi không chỉ tuyên truyền góp phần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn tích cực triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của chính quyền đến Nhân dân. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tôi đã tích cực vận động bà con hiến đất mở đường và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Có con đường mới đi qua thôn, đời sống của người dân cũng từng bước được nâng lên.

Anh Tòng Càn Tá, dân tộc Dao, thôn Sơn Thuỷ, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hoá chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi ở địa phương
Anh Tòng Càn Tá, dân tộc Dao, thôn Sơn Thuỷ, xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hoá chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi ở địa phương

Ông Vũ Đình Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hoá khẳng định: Những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Qua đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS sinh sống có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt, nhận thức của đồng bào được nâng cao.

Trong thời gian tới, đội ngũ Người có uy tín cần tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua, yêu nước, đẩy mạnh sản xuất, giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao chất lượng y tế, văn hóa, giáo dục… Tham gia cùng cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên, nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động truyền đạo trái phép; xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng thôn xóm vững mạnh về chính trị, kinh tế và văn hóa.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở cần tăng cường sự lãnh đạo, định hướng nhiệm vụ, nội dung hoạt động đối với Người có uy tín, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác vận động quần chúng; cung cấp thông tin, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách mới cho Người có uy tín. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Người có uy tín.

Đồng thời, tạo điều kiện cho Người có uy tín được tham gia góp ý xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên tinh thần đối với Người uy tín có thành tích xuất sắc trong việc nêu gương, vận động Nhân dân tích cực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình; nhất là đối với Người có uy tín có thành tích trong sự nghiệp xây dựng thôn, tổ dân phố và đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.