Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS

Thảo Khánh - 17:25, 07/12/2024

Nhằm thúc đẩy công tác chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã và đang triển khai hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.

Đội thi của Tổ truyền thông cộng đồng xã Hùng Mỹ tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi các Tổ truyền thông cộng đồng huyện Chiêm Hoá năm 2024
Đội thi của Tổ truyền thông cộng đồng xã Hùng Mỹ tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi các Tổ truyền thông cộng đồng huyện Chiêm Hoá năm 2024

Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các xã, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chiêm Hoá đã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với đa dạng các hoạt động.

Trong đó, tập trung vào 4 nội dung tuyên truyền: Vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng; Hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín trong cộng đồng.

Cụ thể, Hội LHPN huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập và tổ chức ra mắt 84 Tổ truyền thông cộng đồng với 4.620 đại biểu là đại diện cấp ủy, chính quyền xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã, các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng, Chi hội trưởng phụ nữ các thôn và người dân.

Tổ chức 84 Hội nghị truyền thông thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, bài trừ những tập tục văn hóa có hại và giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi với trên 5.550 cán bộ hội viên phụ nữ và Nhân dân tham gia.

Tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các Tổ truyền thông cộng đồng, tuyên truyền lưu động tổng hợp xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại 23 xã thu hút đông đảo lượt hội viên phụ nữ và Nhân dân.

Phần thi của Đội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi Trường THCS xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa
Phần thi của Đội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi Trường THCS xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa

Bên cạnh đó, tập huấn hướng dẫn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 nâng cao quyền năng kinh tế cho tổ, nhóm sinh kế cho các đại biểu của 03 xã Tri Phú, Hoà An, Yên Nguyên; Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ và thanh toán điện tử (tổ chức tại huyện).

Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn tổ chức 41 cuộc đối thoại chính sách cấp xã, cụm thôn bản; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo thành lập mới 14 Câu Lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại 14 trường học với 392 thành viên.

Đặc biệt, Hội LHPN huyện Chiêm Hoá còn thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở Hội triển khai thực hiện các nội dung, hoạt động của Dự án 8 theo kế hoạch đề ra; phối hợp với UBND các xã chỉ đạo, đôn đốc việc duy trì, vận hành các mô hình Tổ Truyền thông cộng đồng, Địa chỉ tin cậy và CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi". Hằng tuần, hằng tháng báo cáo định kỳ tiến độ, kết quả thực hiện Dự án 8 về tỉnh, Thường trực Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và các ngành liên quan.

Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hoá, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập có 30 thành viên. Cô Hà Thị Thao, giáo viên Trường THCS Hùng Mỹ, chia sẻ: Có thể thấy, đây là một trong những mô hình điểm được thành lập trong trường học thuộc các xã đặc biệt khó khăn dành cho học sinh với mục đích nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ em, giáo viên, cha mẹ học sinh, người dân tại cộng đồng và cán bộ địa phương trong thực thi quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

Đồng chí Hà Thị Minh Quang, Ủy viên BTV Huyện ủy, PCT UBND huyện và đồng chí Lê Thị Thanh Tâm, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Chủ tịch Hội LHPN huyện trao tặng hoa và trao cờ lưu niệm tại Hội thi “Thủ lĩnh tài năng” CLB thủ lĩnh của sự thay đổi huyện Chiêm Hoá năm 2024.
Bà Hà Thị Minh Quang, Ủy viên BTV Huyện ủy, PCT UBND huyện và bà Lê Thị Thanh Tâm, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Chủ tịch Hội LHPN huyện trao tặng hoa và cờ lưu niệm tại Hội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi huyện Chiêm Hoá năm 2024

Mô hình được triển khai đã, đang và sẽ bảo vệ các em học sinh khỏi các hình thức bạo lực, xâm hại, bóc lột, buôn bán, bắt cóc và tảo hôn. Thông qua CLB, các em học sinh sẽ được tạo điều kiện để trải nghiệm và phát huy các sở trường của mình, tạo dựng mạng lưới có sự hỗ trợ để tiên phong trong việc xây dựng cộng đồng an toàn và không bạo lực giới.

Là một thành viên tích cực của CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, em Ma Thanh Tùng, học sinh lớp 8 Trường THCS Hùng Mỹ, cho biết: Em thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, đặc biệt là những học sinh người DTTS. Khi tham gia CLB, chúng em được sinh hoạt, giao lưu các hoạt động vui chơi giải trí, thông qua đó chia sẻ kiến thức bổ sung về tâm lý lứa tuổi, giới tính, giới, thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, bồi dưỡng các kỹ năng sống về tự khám phá nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.

Bà Lê Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội LHPN huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) khẳng định: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 19.402 nghìn hội viên phụ nữ, trong đó, hội viên DTTS chiếm 78,2%. Chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động để cho người dân, cán bộ từ thôn, làng đến xã nắm rõ nội dung của Dự án 8. Đồng thời, chúng tôi cũng quyết tâm, cố gắng phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cũng như các hoạt động đề ra đối với Dự án 8.

Thông qua Dự án 8, sẽ là điều kiện thuận lợi để Hội LHPN huyện, các xã trên địa bàn thúc đẩy chăm lo đến đối tượng yếu thế như phụ nữ và trẻ em DTTS, những người còn chịu nhiều thiệt thòi, rào cản xã hội nặng nề. Đồng thời, thúc đẩy quyền và trao cho họ cơ hội vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng cộng đồng, phát triển đất nước bền vững. 

Tin cùng chuyên mục
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.