Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chiếc võng mây của người Cơ-tu

PV - 15:10, 29/10/2018

Đối với người Cơ-tu sống trên dãy Trường Sơn thuộc các huyện miền núi cao Tây Giang, Ðông Giang, Nam Giang (Quảng Nam), cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… Đồng bào thường dùng sợi mây để đan các ngư cụ dùng để bắt cá dưới khe suối, gùi để vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhưng ấn tượng nhất là chiếc võng đan bằng mây.

Già Phạm Văn Crới (64 tuổi), trú tại thôn Éo, xã Ba, huyện Đông Giang cho biết, mây thường mọc ở các khu rừng âm u trên dãy Trường Sơn với hàng chục loài như: mây song, mây nước, mây voi, mây cám…

Mây mọc thành bụi, có dây mây mọc dài có khi lên đến hàng vài chục mét. Muốn lấy đọt phải rút sợi mây xuống, có khi phải huy động nhiều người mới rút nổi sợi mây để lấy thân, lấy đọt. Tuy nhiên, theo các già làng, loại mây chính để đan võng là loại mây có tên là “xà phun” có độ dẻo và bền rất cao. Người Cơ-tu dùng thân mây làm dây buộc các cấu kiện để cất nhà ở, nhà Gươl như đòn đông, đòn tay, kèo… hoặc dùng mây đan các vật dụng như rổ, gùi, nong, nia, võng… hay làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khá tinh xảo và đẹp mắt.

Chiếc võng mây của người Cơ-tu Già làng Trương Văn Nhơi trên chiếc võng mây do mình đan.

Già làng Trương Văn Nhơi (86 tuổi), trú thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng là “chuyên gia” đan võng bằng mây rừng cho hay, mỗi cái võng có 2 phần chính, là thân võng được đan bằng mây, hai bên thân có hai sợi mây áp vào thành võng. Hai đầu thân được đan dày cho bền chắc, vì hai nơi này chịu lực nhiều. Đoạn giữa đan thưa cho êm ái. Võng mây có chiều dài từ 1,6-2m, chiều ngang khoảng 0,8m; dùng khoảng 50 sợi mây chẻ dọc và hàng trăm sợi mây chẻ ngang. Hai đầu võng đầu các sợi mây dài được buộc cố định vào hai khúc cây tròn có độ dẻo và bền cao. Phần dây treo võng được bện từ vỏ cây bhơnương.

Người Cơ-tu vào rừng lột vỏ cây bhơnương mang về nhà, dùng dao bóc bỏ lớp vỏ ngoài, còn lại lớp vỏ lụa để lấy sợi hong khô dưới bóng râm. Những lúc nông nhàn, phụ nữ Cơ-tu thường dùng tay xe những sợi nhỏ lại với nhau và bện vào nhau để chúng thêm chắc. Dây treo võng có thể được đan bằng mây xà phun hoặc vỏ cây lạch… để buộc cũng rất bền.

“Ngày trước, muốn có một cái võng đẹp, chắc và nằm được êm ái, chúng tôi phải vào rừng sâu để bứt những loại mây chắc như mây xà phun, mây rã, mây song, mây cám... Thời gian để hoàn thành một cái võng có thể mất một tháng, do bà con chỉ tranh thủ đan lúc nông nhàn hoặc vào mùa mưa. Một chiếc võng đan công phu bằng các loại mây chắc, bền có thể sử dụng trên 5 năm và võng mây có thể “chở” được 3-4 người. Khi không dùng, bà con treo trên giàn bếp, vì thế chiếc võng có màu cánh kiến, rất bền, không mối mọt hay bị ẩm mốc...”, già làng Trương Văn Nhơi cho hay.

TIÊN SA

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.