Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bệnh mỡ máu cao?

Như Ý - 09:14, 19/11/2022

Mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não... Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây là chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất dành cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ mời các bạn tham khảo.

Việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả
Việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh mỡ máu cao. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị rối loạn mỡ máu là việc làm cần thiết. Người mắc bệnh mỡ máu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng sau đây:

Tăng lượng chất xơ và rau quả: Mỗi ngày cần ăn ít nhất 400g rau quả để tăng cường chất xơ, giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Nên ăn các loại trái cây tươi nhiều màu sắc, rau xanh lá, các loại nấm, ngũ cốc nguyên hạt…

Giảm lượng tinh bột: Ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng chuyển hóa Triglyceride, khiến mỡ máu tăng cao. Những loại thực phẩm giàu tinh bột phổ biến là khoai tây, khoai lang, cơm trắng... Nên thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, hoặc ăn bún, miến, bánh phở… để hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Với người lao động chân tay nhiều có thể ăn 0,5 kg gạo lứt mỗi ngày. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng chỉ nên ăn khoảng 0,3 kg/ngày.

Thịt trắng, thịt nạc: Thịt lợn, thịt bò chứa nhiều mỡ bão hòa – mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, các loại thịt trắng như thịt ngỗng, thịt gà bỏ da, thịt nạc (thịt thăn) là những loại ít chất béo hơn. Do đó, chúng ta có thể ăn mà không sợ bị tăng lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, việc ăn nhiều và thường xuyên cũng tốt cho người bị mỡ máu cao. Ăn chay kéo dài có thể dẫn đến suy giảm cholesterol tốt để tổng hợp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bệnh mỡ máu cao? 1

Bổ sung các loại hạt: Người bị mỡ máu cao nên ăn các loại hạt như: hạnh nhân, hồ đào, óc chó, điều, dẻ cười, mắc ca,... chứa nhiều chất xơ, acid béo omega - 3 và các chất béo không bão hòa, không chỉ giúp làm giảm nồng độ mỡ máu, mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe.

Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Nên thu nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.

Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6: Các thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6 trong cá béo, dầu thực vật… không chỉ có tác dụng làm giảm cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Do đó, để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, nên ưu tiên bổ sung các món ăn từ cá vào thực đơn như: cá trích, cá hồi, cá mòi… và dầu có nguồn gốc thực vật trong thực đơn hàng ngày. Nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu oliu thay cho mỡ động vật.

Tỏi: Giảm mỡ máu cao bằng tỏi là phương pháp đơn giản không thể bỏ qua. Chất allicin sulfur có trong tỏi giúp phòng tránh tắc nghẽn mạch máu; làm chậm quá trình lão hóa; ức chế hấp thụ cholesterol qua màng ruột và đào thải qua đường nước tiểu.

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bệnh mỡ máu cao? 2

Lưu ý: Nên chế biến các món hấp, luộc giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể so với các món chiên, xào, nướng… Từ đó khiến thực đơn cho người mỡ máu cao thanh nhẹ và mạnh khỏe hơn. Bên cạnh đó, các món ăn hấp, luộc sẽ đảm bảo lưu giữ được dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, người bị mỡ máu cần tránh xa những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao sau đây:

Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Trong mỗi bữa ăn, các thực phẩm giàu cholesterol như: óc, bầu dục, gan, nội tạng động vật...nên hạn chế không ăn.

Muối: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

Đường: Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.

Đồ uống có cồn: Bệnh nhân bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.

Thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá. Không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol.

Thịt đỏ: Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật...

Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho người bệnh mỡ máu cao? 3

Chất béo (lipid) no: Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân nhiễm mỡ máu.

Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.

Tình trạng rối loạn mỡ máu không chỉ gặp ở người béo hay người lớn tuổi. Cùng với việc duy trì chế độ ăn phù hợp, mọi người cần kiểm tra sàng lọc thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị máu nhiễm mỡ kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.