Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Châu Phi ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại 17 quốc gia

PV - 10:55, 19/03/2021

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) ngày 18/3 cho biết, đến nay đã có 17 quốc gia ở lục địa này ghi nhận sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Nam Phi.

Pháp phải áp dụng các biện pháp siết chặt hạn chế tại một số khu vực. (Ảnh: AP)
Pháp phải áp dụng các biện pháp siết chặt hạn chế tại một số khu vực. (Ảnh: AP)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 19/3 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 122.331.313 ca, trong đó 2.701.602 ca tử vong và 98.630.729 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 519.338 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - ghi nhận số ca nhiễm mới là 58.749 ca và 1.531 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 30.355.000 ca và 552.162 ca.

Vượt qua Ấn Độ, Brazil trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc với 11.780.820 ca và số ca tử vong là 287.499. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 80.389 ca nhiễm mới. Đứng thứ ba thế giới là Ấn Độ với 11.513.945 ca nhiễm và 159.405 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (36.999.447 ca). Với 34.886.106 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 26.598.885 ca và Nam Mỹ với 19.687.323 ca. Châu Phi (4.105.719 ca) và châu Đại Dương (53.112 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại châu Âu, Thủ tướng Pháp Jean Castex tối 18/3 thông báo sẽ đưa 16 tỉnh của nước này vào diện phong tỏa toàn bộ lần thứ 3, bắt đầu từ nửa đêm 19/3 và kéo dài ít nhất 4 tuần. Tại 16 tỉnh bị tái phong tỏa toàn phần, chỉ những cửa hàng cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu mới được phép mở cửa. Các trường phổ thông vẫn hoạt động bình thường nhưng các trường đại học phải duy trì dạy trực tuyến như trước. Trong thời gian phong tỏa, người dân có thể ra ngoài không giới hạn thời gian nhưng chỉ trong bán kính 10 km từ nhà riêng. Việc di chuyển giữa các vùng bị cấm hoàn toàn, ngoại trừ vì công việc và những lý do đặc biệt khác. Thủ tướng Castex cảnh báo nếu tình hình dịch bệnh không cải thiện, chính phủ sễ mở rộng phạm vi phong tỏa sang các tỉnh còn lại. Ngoài việc phong tỏa 16 tỉnh, chính phủ Pháp cũng quyết định vẫn duy trì giờ giới nghiêm nhưng lùi đến 19h hàng ngày, muộn hơn một giờ so với quy định trước đó, vì châu Âu sắp chuyển sang giờ mùa hè.

Tại châu Á, Trung Quốc ngày 18/3 đã ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên kể từ kể từ ngày 14/2. Đến nay, Trung Quốc đại lục phát hiện tổng cộng 90.072 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 ca tử vong. Hiện nước này đang thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng cho người dân với 4 loại vaccine sản xuất trong nước đã được phê duyệt.

Ngày 18/3, số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc duy trì ở mức hơn 400 ca trong ngày thứ hai liên tiếp với số trường hợp không thể truy vết tiếp tục gia tăng, làm dấy lên quan ngại về nguy cơ bùng phát thêm đợt lây lan mạnh. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), với 445 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong ngày 18/3, trong đó có 427 ca lây nhiễm cộng đồng, tổng số ca mắc ở nước này hiện là 97.294 ca. Đáng lưu ý, số trường hợp không thể khoanh vùng, truy vết đã tăng lên hơn 25% trong 2 tuần qua, đồng nghĩa cứ 4 ca mắc COVID-19 thì có 1 ca không thể xác định nguồn lây. Bên cạnh đó, thời tiết ấm áp hơn khiến nhu cầu đi lại gia tăng đã phần nào ảnh hưởng đến công tác chống dịch của nhà chức trách.

Tại Pakistan, 3.495 người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2020. Hầu hết số ca mắc mới được phát hiện ở Punjab, tỉnh lớn nhất và phát triển nhất ở nước này. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng 61 ca lên thành 13.717 ca. Theo nhà chức trách Pakistan, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh đang lan nhanh hơn và làm gia tăng số ca tử vong. Các bệnh viện ở nước này đang trong tình trạng quá tải. Tính đến nay, Pakistan phát hiện 615.810 ca mắc COVID-19, trong đó có 13.717 ca tử vong.

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 18/3 cho biết nước này đã ghi nhận 39.643 ca mắc mới - mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 155 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi do mắc bệnh COVID-19 là 159.405 ca.

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cùng 3 tỉnh lân cận gồm Chiba, Kanagawa và Saitama kể từ ngày 21/3. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở nước này đã cải thiện đáng kể nhờ các biện pháp quyết liệt của chính phủ, trong đó có việc ban bố tình trạng khẩn cấp ở 11 tỉnh, thành từ tháng 1/2021 và cấm nhập cảnh tất cả người nước ngoài không cư trú ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC Châu Phi) ngày 18/3 cho biết đến nay đã có 17 quốc gia ở lục địa này ghi nhận sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Nam Phi. Theo CDC Châu Phi, 3 quốc gia châu Phi mới nhất xác nhận sự hiện diện của biến thể này là Eswatini, Malawi và Namibia. Trước đó, 14 quốc gia châu Phi khác đã báo cáo sự hiện diện của biến thể mới là Nam Phi, Angola, Cameroon, Botswana, Comoros, CHDC Congo, Gambia, Ghana, Kenya, Mauritius, Mozambique, Rwanda, Zambia và Zimbabwe./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.