Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Châu Âu tiếp tục là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày nhiều nhất thế giới

PV - 08:25, 20/04/2022

Đến sáng 20/4, thế giới có tổng số 505.732.942 ca nhiễm và 6.227.215 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 571.177 ca nhiễm và 2.126 ca tử vong mới. Với 130.759 ca nhiễm mới, Đức là quốc gia ghi nhận thêm số ca nhiễm mới nhiều nhất, trong khi Mỹ với 276 ca mới tử vong là quốc gia có thêm nhiều ca tử vong do COVID-19 nhất trên thế giới trong ngày qua.


Sáng 20/4, thế giới có tổng số 505.732.942 ca nhiễm COVID-19
Sáng 20/4, thế giới có tổng số 505.732.942 ca nhiễm COVID-19

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 20/4, đã có 457.652.376 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 41.853.351 ca bệnh đang điều trị, có 41.811.391 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 41.960 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 242.427 ca nhiễm và 1.007 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 187.199.352 ca nhiễm mới và 1.800.798 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Italy và Pháp có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất châu Âu khi có thêm lần lượt 130.759; 27.214 và 25.465 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga, Pháp và Italy là ba nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 nhiều nhất khu vực trong ngày qua với lần lượt 235; 182 và 127 ca.

Với 146.019.809 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 20/4, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 211.098 ca nhiễm mới và 449 ca đã tử vong do COVID-19. Hàn Quốc vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong mới nhiều nhất châu Á 24 giờ qua với 118.445 ca nhiễm và 130 ca tử vong.

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 97.516.477 ca, trong đó có 1.453.677 ca tử vong và 93.657.612 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 28.301 ca nhiễm và 276 ca tử vong mới do COVID-19, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong mới nhiều nhất khu vực.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 19.639 ca nhiễm và 199 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 56.579.226 ca và 1.292.305 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất khu vực khi có thêm 18.182 ca nhiễm mới và 190 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 20/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.832.003 ca, trong đó có 253.559 ca tử vong và 11.061.062 ca bình phục. 24 giờ qua, Nam Phi có số ca nhiễm nhiều nhất với 1.475 ca nhiễm; trong khi Tunisia có số ca mới tử vong vì COVID-19 nhiều nhất khu vực với 24 ca.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 6.585.354 ca nhiễm (tăng 48.188 ca) và 10.041 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 25 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 39.091 ca nhiễm và 18 ca tử vong mới do COVID-19 trong 24 giờ qua.

Theo hãng thông tấn Reuters, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 19/4 thông báo cho biết các dòng phụ BA.2 và BA.2.12.1 của biến thể Omicron ước tính chiếm hơn 90% số lượng biến thể virus Corona đang lưu hành ở Mỹ trong tuần qua. Theo đó, BA.2 chiếm tới 74,4% số lượng biến thể virus Corona đang lưu hành tại nước này tính từ đầu tuần trước đến hết ngày 16/4, trong khi con số này đối với BA.2.12.1 là 19%.

Cũng trong ngày 19/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách "không COVID-19", trong bối cảnh số ca COVID-19 ngoài cộng đồng vẫn gia tăng. Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn NHC Mễ Phong cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn xem COVID-19 là vấn đề y tế khẩn cấp, mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng khiến cả thế giới quan ngại. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia hạn các biện pháp chống dịch nhằm giảm số ca lây nhiễm ngoài cộng động và các ca nhập cảnh./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.