Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Châu Âu tiếp tục dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới

PV - 10:05, 15/10/2022

Tính đến sáng 15/10, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 629.277.219 ca nhiễm và 6.569.648 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 327.899 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Âu tiếp tục đứng đầu với 146.572 trường hợp.

Hành khách trên một xe điện ngầm tại Barcelona (Tây Ban Nha) đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Hành khách trên một xe điện ngầm tại Barcelona (Tây Ban Nha) đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm COVID-19. (Ảnh: Reuters)

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 15/10 cho thấy, hiện toàn thế giới có 608.337.662 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 14.369.909 ca bệnh đang điều trị thì có 14.331.201 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,7%) và 38.708 ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 231.144.000 trường hợp, trong đó có 1.929.611 ca tử vong và 223.513.435 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu đứng đầu thế giới về số ca mắc COVID-19 mới, với 146.572 ca.

Mới đây, Tổng chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo số ca mắc COVID-19 trên khắp châu lục đang có xu hướng gia tăng. Các chuyên gia y tế cảnh báo việc người dân đã quá chán nản với tiêm chủng, cũng như nhầm lẫn về các loại vaccine, có thể làm hạn chế khả năng nâng cao tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường tại châu Âu.

Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 tại Đức đang có chiều hướng bùng phát mạnh trở lại khi số ca nhiễm mới gia tăng hằng ngày, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Karl Lauterbach ngày 14/10 đã khởi động chiến dịch kêu gọi người dân đi tiêm chủng vaccine mũi thứ 4 (mũi tăng cường thứ 2) nhằm giảm số người lây nhiễm cũng như các trường hợp bệnh trở nặng trong mùa Thu và mùa Đông. Ông nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đang quay trở lại, bởi chúng chưa thực sự kết thúc, đồng thời kêu gọi các bang sớm có thêm các quy định về việc đeo khẩu trang trong không gian kín. Theo ông, các loại vaccine mới, thuốc men cho người bệnh cũng như dữ liệu chính xác hơn chính là công cụ để kiểm soát đại dịch.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 15/10 là 117.161.464 trường hợp, trong đó có 1.546.192 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 98.811.939 ca nhiễm và 1.090.287 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Mỹ đã được cải thiện, tuy nhiên COVID-19, cùng với cúm, vẫn sẽ lây lan và lưu hành trong mùa Thu và mùa Đông. Do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tiêm các liều tăng cường của vaccine ngừa COVID-19.

Còn tại Nam Mỹ, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 11.887 ca nhiễm COVID-19. Tính cho đến nay, khu vực này có tổng số 64.244.234 ca nhiễm và 1.331.337 ca tử vong vì COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 191.584.827 trường hợp, với 1.483.484 ca tử vong và 185.594.716 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Á đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm mới, với 137.701 trường hợp.

Tính đến sáng 15/10, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.658.098 và 257.736 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 4.022.973 ca nhiễm COVID-19 và 102.246 ca tử vong vì dịch bệnh. 

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 4.516 ca nhiễm COVID-19, trong đó Australia chiếm phần lớn với 4.484 ca, French Polynesia 3 ca và Papua New Guinea thêm 29 ca. Hiện khu vực này có tổng số 12.483.875 trường hợp ca mắc COVID-19, với 21.273 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 10.307.075 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.800.602 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.