Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Chắt chiu, tích lũy hôm nay để an tâm cuộc sống khi về già”

PV - 15:34, 16/07/2019

Đó là tâm sự của anh Bùi Văn Thỏa, dân tộc Mường, Trưởng bản Đăng Thượng (xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) khi tiên phong đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho cả hai vợ chồng. Anh Thỏa phấn khởi cho biết: “Vui lắm, về già không trồng lúa, trồng rừng được, con cái không nuôi được thì đã có Nhà nước nuôi rồi. Cán bộ BHXH đã tuyên truyền giúp bà con dân bản hiểu về giá trị, lợi ích của BHXH tự nguyện, làm thay đổi suy nghĩ của bà con. Tôi sẽ động viên bà con tiếp tục tham gia, phải biết chắt chiu, tích lũy hôm nay để an tâm cuộc sống khi về già”.

Cán bộ BHXH Thạch Thành tích cực “bám làng, bám bản” vận động bà con tham gia BHXH. Cán bộ BHXH Thạch Thành tích cực “bám làng, bám bản” vận động bà con tham gia BHXH.

Còn chị Phạm Thị Lan, một tiểu thương tại thị trấn Kim Tân, người vừa đăng ký tham gia BHXH tự nguyện chia sẻ, với thu nhập của chị dao động từ 4-5 triệu đồng/tháng, trước đây chị chẳng nghĩ tới việc có thể tham gia BHXH. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn, chị hiểu, tham gia và cảm thấy yên tâm hơn, bởi sau này cuộc sống của mình không phụ thuộc nhiều vào con cái.

Với đặc thù là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, việc duy trì và khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) là một thách thức đối với BHXH huyện Thạch Thành. Tuy nhiên, với nhiều cách làm sáng tạo và nỗ lực “bám làng, bám bản”, BHXH Thạch Thành đã đạt được nhiều kết quả tốt, vươn lên trở thành một trong hai đơn vị dẫn đầu về phát triển BHXH tự nguyện của tỉnh Thanh Hóa.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn huyện tiếp tục vận động được 539 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 114,52% kế hoạch năm, đưa tổng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn lên 1.175 người.

Ông Lê Quý Tam, Giám đốc BHXH huyện Thạch Thành cho biết, đạt được những kết quả trên là do BHXH huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT bằng nhiều hình thức phong phú tạo chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân và đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi tác phong phục vụ được lãnh đạo đơn vị quyết liệt triển khai.

Năm 2019, BHXH huyện Thạch Thành tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra; tăng cường công tác đôn đốc đảm bảo thu đúng tiến độ; tiếp tục tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quỹ khám, chữa bệnh, hạn chế mất cân đối quỹ; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám, chữa bệnh, kịp thời xử lý, nhắc nhở các đơn vị vi phạm luật; thực hiện tốt công tác giám định BHYT, quản lý chặt chẽ quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi BHYT cho người bệnh...

Tính đến hết tháng 5/2019, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có trên 3,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ trên 87,5% dân số của tỉnh (đạt 99,97% kế hoạch BHXH Việt Nam giao). Dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số.

NGÂN HÀ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.