Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chậm ban hành quy chuẩn sữa học đường: Tốn kém cho cả doanh nghiệp và xã hội

PV - 09:16, 01/08/2019

Cách đây 3 năm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình sữa học đường, trong đó có yêu cầu Bộ Y tế xây dựng các tiêu chuẩn sữa cụ thể. Nhưng đến nay, vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn nào được ban hành. Năm học mới sắp tới, nhiều tỉnh thành chuẩn bị đấu thầu sữa học đường đang loay hoay, còn các doanh nghiệp thì mắc kẹt.

Chương trình sữa học đường góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em. Chương trình sữa học đường góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em.

3 năm chưa ra được quy chuẩn

Tháng 7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Trong đó quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế là “Xây dựng và ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường, định mức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Đến tháng 9/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường. Trong đó, Bộ Y tế giao Viện Dinh dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ Việt Nam và quy định của quốc tế, đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho Chương trình sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học. Quyết định trên cũng nêu rõ Báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30/6/2017.

Nhưng mãi đến ngày 6/7/2017, Viện Dinh dưỡng quốc gia mới có Công văn 351/VDD-DHĐ&NN gửi Cục An toàn thực phẩm kèm theo báo cáo kỹ thuật đề nghị tăng cường ít nhất 5 vi chất bắt buộc và 16 vi chất không bắt buộc vào sữa học đường. Kéo dài thêm gần 1 năm, đến tháng 4/2018, Cục An toàn thực phẩm-Bộ Y tế mới đăng tải công khai trên website về Dự thảo Thông tư Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020…

Từ đó đến nay, đã có nhiều hội thảo góp ý về quy chuẩn đối với sữa tươi tham gia chương trình sữa học đường. Mới đây nhất, giữa tháng 6/2019, Bộ Y tế chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo quy định này. Sau đó, Bộ tiếp tục ban hành Dự thảo 9.7 Thông tư quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 và đề nghị các doanh nghiệp liên quan góp ý trước ngày 12/7/2019. Nhưng đến thời điểm này (31/7/2019), vẫn chưa có một thông tin gì về việc ký ban hành thông tư quy định quy chuẩn sữa học đường.

Chậm trễ gây lãng phí lớn

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico, việc chậm trễ của Bộ Y tế cho thấy sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành. Nhất là khi các quy chuẩn về sữa không phải quá khó bởi đây là sản phẩm phổ thông đã được lưu hành rất lâu.

“Thậm chí trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế có thể ban hành quy định áp dụng hằng năm và sau đó có thể bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế hoặc theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ”, luật sư Đức nhấn mạnh.

Còn theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), Chương trình sữa học đường là một chủ trương đúng để góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em. Việc thực hiện đấu thầu là hình thức cạnh tranh để tìm ra nhà cung cấp sản phẩm sữa hiệu quả nhất cho các trường học.

Tiến sĩ Long đặt câu hỏi: Nếu không đưa ra tiêu chí cụ thể thì làm sao có sự cạnh tranh để tổ chức đấu thầu? Việc chậm trễ ban hành quy định này có bí ẩn gì phía sau? Điều này cũng khiến cho việc tổ chức đấu thầu không được công khai, minh bạch khiến các đơn vị tham gia cũng như người dân có quyền đặt dấu hỏi nghi ngờ.

“Đây không phải là một chương trình quá bí mật hay là xây dựng một đề án quá khó mà kéo dài hơn 3 năm. Càng chậm trễ càng gây tốn kém cho cả doanh nghiệp và xã hội, gây mất niềm tin của người dân. Trong bối cảnh Chính phủ đang tạo thuận lợi kinh doanh thì thủ tục, thời gian cho một vấn đề quan trọng của đất nước thế này là quá chậm chạp, gây phiền hà. Cần quy trách nhiệm rõ ràng của các đơn vị liên quan khi đã được phân công cụ thể”, Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết.

Năm học mới sắp tới, nhiều tỉnh thành đang chuẩn bị đấu thầu sữa học đường nhưng không biết xây dựng tiêu chuẩn sữa như thế nào. Địa phương nào muốn triển khai đấu thầu cung cấp sữa cho các cháu thì phải phát văn bản hỏi khắp nơi như Viện Dinh dưỡng, Cục An toàn thực phẩm... Không chỉ các địa phương, các doanh nghiệp, trường học muốn tham gia đều phải tham khảo hàng loạt văn bản, công văn nhưng vẫn không biết xây dựng tiêu chuẩn sữa căn cứ theo quy định nào? Điều này làm mất nhiều thời gian, chi phí của các doanh nghiệp lẫn các tỉnh thành và trường học.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.