Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cây đại thụ của làng A Chông

Thùy Dung - 11:59, 14/01/2022

Với vai trò Người có uy tín, già làng Đinh A Nhu (làng A Chông, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã từng bước dẫn dắt bà con vượt qua đói nghèo, vươn lên phát triển, nhờ vậy đời sống của Nhân dân ngày càng khởi sắc.

Hiện nay, già làng Đinh A Nhu cũng là tấm gương làm kinh tế tốt ở địa phương là gương cho người dân A Chông vươn lên phát triển kinh tế
Hiện nay, già làng Đinh A Nhu cũng là tấm gương làm kinh tế tốt ở địa phương là gương cho người dân A Chông vươn lên phát triển kinh tế

Chúng tôi gặp già làng Đinh A Nhu khi người dân làng A Chông xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang hỗ trợ nhau di dời nhà cửa để ổn định đời sống. Mời chúng tôi nghỉ chân bên mái hiên nhà văn hóa, già A Nhu bộc bạch: Hôm nay, người dân làng đang hỗ trợ 32 hộ dân nằm trong diện ngập lụt ra nơi ở mới. Gia đình mình không nằm trong diện di dời, nhưng với vai trò là già làng, Người có uy tín nên mình cũng tranh thủ giúp bà con.

Sinh năm 1952, năm 15 tuổi chàng thanh niên Đinh A Nhu bắt đầu tham gia cách mạng và bị địch bắt ở Phú Quốc. Sau 5 năm bị giam cầm, chàng trai trẻ dân tộc Ba Na lại tiếp tục góp sức cho cách mạng đến ngày toàn thắng. Trở về địa phương, ông từng bước được bầu giữ nhiều chức vụ như Chủ tịch UBND xã Ayun, Bí thư Đảng ủy xã,… Sau khi về hưu, với vai trò già làng ông vẫn được Nhân dân tín nhiệm. Ở cương vị nào, già Nhu cũng hoàn thành tốt công việc của mình, góp công sức để xây dựng cuộc sống mới cho bà con. Già làng Đinh A Nhu trở thành chỗ dựa tin cậy của mọi người, như cây kơ nia cổ thụ tỏa bóng mát cho buôn làng. Già tâm sự: Bà con mình còn thiếu thốn nhiều, mình cũng không vui cái bụng được!

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất anh hùng Ayun, già Nhu hiểu hơn ai hết những khó khăn của vùng đất này. Già làng Nhu chia sẻ: “Đói nghèo, thất học là cái người ta nhắc nhiều nhất khi nghĩ về Ayun. Thời ấy, từ khó khăn vươn lên, người dân Ayun cũng nỗ lực làm ăn nhưng cũng không hết nghèo bởi vì khí hậu Ayun khắc nghiệt, thiếu nước tưới. Việc làm nông nghiệp chỉ trông vào nguồn nước trời, chỉ trồng được lúa 1 vụ nên đói nghèo quanh năm”.

Năm 2020, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, kênh thủy lợi Plei Keo được hoàn thành đã đưa nước về làng giúp người dân canh tác lúa 2 vụ. Lúc này, già làng A Nhu lại cùng với hệ thống chính trị của làng A Chông đi vận động những hộ gia đình nằm trong khu vực có nước để làm lúa 2 vụ. Để người dân tin và làm theo, già làng Nhu cũng chuyển đổi 5 sào lúa 1 vụ sang làm lúa 2 vụ. Tin vào già làng, nhiều hộ dân cũng bắt đầu xuống giống làm lúa vụ 2. Nhờ vậy đời sống người dân có những bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua từng năm.

Ngoài những khó khăn về kinh tế, người dân ở làng A Chông vẫn còn bị cuốn vào những tập tục lạc hậu. Già làng Nhu chia sẻ: Người dân vẫn còn mê tín dị đoan, tin vào những điều không có thật như tin vào nạn Ma lai, Thuốc thư gây mất đoàn kết dân làng. Vì vậy, mình phải thường xuyên làm công tác tư tưởng, giải thích cho người dân hiểu. Đồng thời, mình cũng thường xuyên vận động Nhân dân sinh đẻ có kế hoạch, để đảm bảo nuôi dạy cho tốt. Tuyên truyền người dân không nghe theo các đạo lạ, chống phá Nhà nước. Thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, bà con cũng rất hoang mang, lo sợ, mình phải trấn an bà con, vận động bà con thực hiện tốt 5K, không tập trung đông người để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Già làng Đinh A Nhu ở giữa đang vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19
Già làng Đinh A Nhu ở giữa đang vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19

Trong câu chuyện với chúng tôi, già làng Nhu cũng còn nhiều trăn trở về việc học cái chữ của trẻ em ở làng. Nhiều đứa trẻ bỏ học sớm và phải làm mẹ, làm cha khi chưa đủ 18 tuổi, điều này gây ra rất nhiều hệ lụy. Việc ít học cũng là rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Già làng Nhu bộc bạch: “Xã Ayun nằm ở vùng sâu, vùng xa, tách biệt nên đời sống bà con còn lạc hậu, ít được tiếp cận cái mới nên thiếu hiểu biết. Vì vậy, những người đứng đầu thôn, làng phải rất vất vả để phổ cập những thông tin, kiến thức cho người dân, để người dân tiếp cận. Mình hy vọng con trẻ hiểu biết được tầm quan trọng của việc học cái chữ để vươn lên, sau này về lại làng, giúp cho gia đình, thôn làng mình vươn lên phát triển.

Ông Siu Blí, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ayun cho biết: Già làng Đinh A Nhu ở làng A Chông là cầu nối của các cấp chính quyền để truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân. Ông cũng là người có rất nhiều đóng góp cho làng A Chông nói riêng và xã Ayun nói chung trong công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên phát triển kinh tế, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.