Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cầu Hà Lẹc “mở lối” thoát nghèo cho bản vùng biên

Phạm Tiến - 10:36, 04/10/2024

Sau 7 tháng thi công, công trình cầu Hà Lẹc ở xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc. Mục tiêu kết nối giao thông - “mở lối” thoát nghèo cho đồng bào các DTTS vùng biên huyện Lệ Thủy đang dần trở thành hiện thực.

(Bài KH): Cầu Hà Lẹc, “mở lối” thoát nghèo vùng biên
Trước đây, đường vào bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy phải vượt qua nhiều khe suối

Bản Hà Lẹc và cụm bản A Bai, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) có 110 hộ đồng bào Bru Vân Kiều sinh sống. Dù chỉ cách trung tâm xã khoảng 4km đường chim bay, nhưng để ra được trung tâm xã, đồng bào Bru Vân Kiều phải mất gần nửa ngày đường. Do cách trở nhiều khe, suối nên kinh phí làm cầu, mở đường vào bản là quá sức đối với địa phương. Do đó, đồng bào Bru Vân Kiều ở Hà Lẹc và A Bai vẫn phải vượt khe, vượt suối mỗi lần có việc ra xã, hay đi chợ!

Khi Chương trình MTQG 1719 được cấp vốn triển khai, công trình cầu Hà Lẹc được huyện Lệ Thủy đưa vào danh mục cần đầu tư xây dựng. Cùng với chủ trương, các phòng ban chuyên môn ở huyện Lệ Thủy và UBND xã Kinh Thủy khẩn trương hoàn thiện các bước đầu tư theo quy định.

Tháng 04/2024, công trình cầu Hà Lẹc chính thức được khởi công. Với tổng mức đầu tư 7 tỷ đồng, với 2 hạng mục chính là thân cầu dài 57m và đường đấu nối 2 mố cầu dài 113m. Trong đó, thân cầu được thiết kế 3 nhịp, 2 trụ, 2 mố bằng bê tông vĩnh cửu. Phần đường đấu nối được thiết kế đường bê tông, rộng 4m.

Những năm qua, giao thông đi lại khó khăn cũng đã ảnh hưởng đến sống đồng bào ở bản Hà Lẹc, xã Kim Thủy
Những năm qua, giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng đến đời sống đồng bào ở bản Hà Lẹc, xã Kim Thủy

Đến thời điểm này, công trình cầu Hà Lẹc đã hoàn thiện trên 80% khối lượng công việc. Dự kiến, đến cuối tháng 12/2024 công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Khi hoàn thành, Cầu Hà Lẹc sẽ rút ngắn khoảng cách từ các bản Hà Lẹc, cụm bản A Bai ra trung tâm xã Kim Thủy xuống còn khoảng  20 phút đi xe máy. Ngoài ra, cầu Hà Lẹc cũng trở thành tuyến chính cho đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy (huyện Lệ Thủy) ra trung tâm. Đây sẽ là tuyến giao thông chính phục vụ cho hơn 200 hộ đồng bào Bru Vân Kiều đi lại, giao thương và phát triển kinh tế- xã hội. Không còn cảnh “cách sông, cách suối”, đồng bào các DTTS ở các bản vùng biên của 2 xã Kim Thủy, Lâm Thủy sẽ có thêm động lực, thêm cơ hội để vươn lên thoát nghèo.

Ông Hồ Nhiều, Trưởng bản Hà Lẹc, xã Kim Thủy chia sẻ với phóng viên: “Việc xây dựng cầu Hà Lẹc giúp dân bản đi lại rất thuận tiện. Đồng thời, giúp người dân được giao thương, tiếp cận với những cách thức phát triển kinh tế hiệu quả trong xã, trong vùng. Từ đó, bà con học tập để áp dụng và phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn  lên thoát nghèo...”.

(Bài KH): Cầu Hà Lẹc, “mở lối” thoát nghèo vùng biên 2
Đến thời điểm này (28/09), công trình cầu Hà Lẹc đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719, nguồn lực từ Chương trình đã giúp huyện Lệ Thủy phá vỡ thế bế tắc về cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi. Tính lũy kế, đến nay, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng 37 công trình giao thông nông thôn, 12 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 4 công trình trường học, lớp học, 3 công trình thủy lợi… với tổng vốn đầu tư trị giá 171 tỷ đồng.

Nhờ đó, 100% xã vùng DTTS và miền núi ở Lệ Thủy có đường ô tô rải nhựa hoặc bê tông đến trung tâm xã. Các tuyến đường ô tô vào thôn bản cũng được bê tông, cứng hóa. Đặc biệt, hiện nay đã có 100% xã vùng DTTS và miền núi của huyện có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên… Hệ thống cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn miền núi ở Lệ Thủy đã được đồng bộ và từng bước hiện đại hóa.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.