Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Cao Bằng: Triển khai có hiệu quả chính sách dân tộc

Xuân Thắng - 15:26, 04/07/2023

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc và gặt hái được nhiều kết quả tích cực.

Đèo Khau Cốc Trà 15 tầng nằm trên địa phận xã Xuân Trường (Bảo Lạc), cách thị trấn Bảo Lạc 18 km theo Quốc lộ 4A hướng đi huyện Hà Quảng. Đây là một trong những cung đường đèo quanh co, khúc khuỷu nhất khu vực Đông Bắc Bộ.
Đèo Khau Cốc Trà 15 tầng nằm trên địa phận xã Xuân Trường (Bảo Lạc), cách thị trấn Bảo Lạc 18 km theo Quốc lộ 4A hướng đi huyện Hà Quảng. Đây là một trong những cung đường đèo quanh co, khúc khuỷu nhất khu vực Đông Bắc Bộ (ảnh Sơn Tùng)

Ban Dân tộc làm tốt công tác tham mưu

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới có địa hình rất phức tạp, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 94,88% dân số toàn tỉnh. Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, thời gian qua, công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, được quần chúng Nhân dân triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, kịp thời. 

Các Chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, có trọng tâm, không bị thất thoát. Qua đó đã góp phần quan trọng trông việc giúp người dân vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. 

Người Mông đen thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng (Thạch An) duy trì thêu trang phục truyền thống
Người Mông đen thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng (Thạch An) duy trì thêu trang phục truyền thống

Trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tham mưu cho tỉnh phân bổ nguồn ngân sách tới từng địa bàn theo phương châm, ưu tiên địa bàn nào khó khăn nhất. Điển hình như ở xã Trương Lương, là xã vùng III của huyện Hòa An, có 8/9 xóm đặc biệt khó khăn, 380 hộ nghèo và cận nghèo (chiếm hơn 40,6%). Xã có địa hình rộng, bị chia cắt, dân cư sống rải rác, một số xóm ít đất canh tác, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Năm 2022, Chương trình MTQG 1719 đã phân bổ 4,2 tỷ đồng về cho xã. Từ nguồn vốn này, Trương Lương đã thực hiện hỗ trợ xây nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS. Số vốn còn lại, xã đã đầu tư vào các hạng mục phát triển kinh tế để địa phương phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2025. 

Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc Chương trình MTQG 1719, đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tích cực để triển khai hiệu quả Chương trình. Đến nay, tỉnh Cao Bằng đã thành lập 10/10 Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG 1719 cấp huyện và thành phố, tất cả các ban đều tuân thủ các quy định, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Kinh tế xã hội phát triển, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên
Kinh tế xã hội phát triển, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc còn tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết quan trọng liên quan tới chính sách dân tộc như: Nghị quyết số 13/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh Cao Bằng về việc phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia...

Chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền

Xác định giải pháp tích cực, đem lại hiệu quả nhất trong thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ trong cả hệ thống chính trị. Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, đặc biệt là đối với đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở. 

Ông Chu Văn Bảo (trú tại xã Cách Linh, huyện Quảng Hoà), Người có uy tín đã có nhiều tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Ông Chu Văn Bảo (trú tại xã Cách Linh, huyện Quảng Hoà), Người có uy tín đã có nhiều tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Là Người có uy tín từ nhiều năm nay, ông Chu Văn Bảo (trú tại xã Cách Linh, huyện Quảng Hoà) đã trở thành tấm gương sáng để bà con tại khu dân cư noi theo, học tập. Ông đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách. Mặt khác, ông Bảo còn là cầu nối gắn kết tinh thần đoàn kết trong cộng đồng khi tham gia Tổ hòa giải, giải quyết thành công hàng chục vụ việc mâu thuẫn, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Không chỉ làm tốt công tác xã hội, đối với gia đình, ông Bảo đã động viên người thân nỗ lực phát triển kinh tế bằng việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, những Người có uy tín như tôi thường xuyên được tham gia các lớp, hội nghị tập huấn để nâng cao kiến thức dân tộc. Từ đó chúng tôi đã làm tốt hơn công tác tuyên truyền các chủ trương của trung ương về công tác dân tộc, hỗ trợ bà con vùng DTTS phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thoát nghèo bền vững”, ông Bảo phấn khởi nói.

Đồng bào DTTS đã đưa các sản phẩm thổ cẩm truyền thống thành hàng hoá bán cho du khách
Đồng bào DTTS đã đưa các sản phẩm thổ cẩm truyền thống thành hàng hoá bán cho du khách

Không chỉ tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền thông qua đội ngũ Người có uy tín,  Ban Dân tộc tỉnh còn chủ động, tích cực phối hợp UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền trên các lĩnh vực, đặc biệt là về công tác truyền thông đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết. 

Theo đó, Ban Dân tộc đã tổ chức thành công 5/5 Hội thi “Rung chuông vàng” tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS trên địa bàn các huyện: Hạ Lang, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An, Bảo Lâm. Đồng thời lắp đặt 18 pa nô, kết hợp in tờ rơi để làm tốt công tác tuyên truyền tới từng thôn, bản.

Nhiều sản phẩm nông sản của đồng bào DTTS đã được công nhận OCOP
Nhiều sản phẩm nông sản của đồng bào DTTS đã được công nhận OCOP

Chị Triệu Mùi Vân, dân tộc Dao (trú tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) chia sẻ: “Trước đây, vì các gia đình muốn có thêm nhân lực để làm việc, san sẻ gánh nặng kinh tế, nên thường cho con em mình kết hôn sớm. Phần lớn các gia đình vẫn chưa nhận thức được những hệ lụy gây ra của hủ tục này... Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân đã thay đổi và được nâng cao, mọi người đã hiểu rõ việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết là không đúng với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cả bà mẹ và trẻ em..." 

"Tôi cũng như nhiều bậc phụ huynh khác sau khi được cán bộ cung cấp kiến thức và các quy định của pháp luật về vấn đề này đã luôn động viên con cái học hành đẩy đủ, chỉ kết hôn khi có công việc ổn định và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật”, chị Vân cho biết thêm.

Ban Dân tộc tỉnh tích cực phối hợp UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Ban Dân tộc tỉnh tích cực phối hợp UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, Cao Bằng vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các chính sách dân tộc do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể, do đặc thù địa bàn rộng, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, xuất phát điểm kinh tế thấp, nhu cầu đầu tư lớn, nhưng đáp ứng về ngân sách còn rất nhỏ. Cơ sở hạ tầng thiếu, yếu, chưa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đến nay đời sống của đồng bào các DTTS vẫn gặp khó khăn. Trình độ dân trí của một số vùng trên địa bàn thấp, chưa chủ động trong phát triển kinh tế gia đình. Công tác giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 còn chậm do một số cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện chưa thực sự chủ động, quyết liệt.

 Được sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc, nhiều hộ dân huyện Hà Quảng phát triển chăn nuôi bò đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Được sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc, nhiều hộ dân huyện Hà Quảng phát triển chăn nuôi bò đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông để cán bộ và Nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí công tác dân tộc và chính sách dân tộc, từ đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong tình hình mới. Đồng thời, tăng cường thực hiện huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng vùng đồng bào DTTS, ưu tiên cho công tác giảm nghèo, phát triển nhanh kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn bức xúc của đồng bào; tiếp tục chủ động tham mưu cho UBND tỉnh triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đảm bảo đúng tiến độ đề ra./


Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.