Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Nhiều tồn tại trong cấp sổ đỏ

PV - 08:00, 13/01/2018

Sổ đỏ được coi là căn cứ pháp lý cao nhất về quyền sử dụng đất của mỗi người dân. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu cho nhân dân phải căn bản hoàn thành vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn gần 10% đối tượng chưa được cấp; có những địa phương như TP. Cao Bằng, huyện Hòa An có tới 40% số hộ chưa được cấp. Bên cạnh đó, tình trạng sổ đỏ sai sót về mặt kỹ thuật còn khá nhiều.

Nhiều mảnh đất chưa được cấp sổ đỏ khiến cho người dân khó an cư lạc nghiệp. (Ảnh M.H) Nhiều mảnh đất chưa được cấp sổ đỏ khiến cho người dân khó an cư lạc nghiệp. (Ảnh M.H)

 

Theo ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, việc làm sổ đỏ còn nhiều khó khăn như hiện nay là do lịch sử để lại. Ví dụ như, đối với huyện Hòa An và TP. Cao Bằng có nguồn gốc đất đai phức tạp. Mặt khác, bản đồ địa chính đã đo từ lâu (1995-1997), đến nay có quá nhiều biến động. Một nguyên nhân nữa, là do người dân chưa hoàn thành các nghĩa vụ, thủ tục tài chính…

Song song với vấn đề trên là, tình trạng sổ đỏ đã làm xong nhưng lại tồn đọng ở các cấp còn khá nhiều (gần một vạn giấy). Lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, số sổ đỏ tồn đọng chưa cấp phát chủ yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (thực hiện dự án từ 2006-2008). Tập trung tại các địa bàn huyện Trùng Khánh, Quảng Uyên, Nguyên Bình…

Để giải quyết tồn đọng này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng cùng với các địa phương tiến hành rà soát, phân loại. Đối với giấy chứng nhận có thể cấp phát ngay, thì thực hiện cấp phát cho người dân. Giấy có sai sót vướng mắc, thì tổng hợp, báo cáo làm rõ nguyên nhân để xử lý khắc phục theo quy định.

Hiện nay, Sở Tài Nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng phương án cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ rừng phòng hộ xung yếu sang đất rừng sản xuất để phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt, trên cơ sở kết hợp từ xử lý những vướng mắc, sai sót của các chủ sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã lập nhưng chưa cấp phát.

Theo thông tin từ HĐND tỉnh Cao Bằng, qua hoạt động giám sát cho thấy, khoản kinh phí nợ trong công tác làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh gồm: tổ chức triển khai thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại 5 huyện, thành phố (TP. Cao Bằng, huyện Phục Hòa, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình) là 96,4 tỷ đồng. Hiện tỉnh chưa có nguồn để chi trả. Để giải quyết tình trạng nợ trên, UBND tỉnh sẽ trình Trung ương hỗ trợ kinh phí và thực hiện nghiêm trích lại 10% thu ngân sách từ đất đai để thanh toán.

Bên cạnh các yếu tố khách quan, thì vấn đề quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Cao Bằng cũng còn nhiều thiếu sót từ yếu tố chủ quan. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo thừa nhận, công tác tuyên truyền, công bố thủ tục hành chính tại các địa phương chưa được tốt. Cán bộ thực hiện chuyên môn chưa hướng dẫn đầy đủ và triệt để dẫn đến nhiều thắc mắc của người dân, hồ sơ giải quyết chậm.

Theo ông Phó Chủ tịch tỉnh, tỉnh đã tiếp thu ý kiến của người dân, từ đó tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thành phố nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa văn phòng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh và văn phòng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương với UBND và các phòng chức năng của các huyện, thành phố.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.