Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Đầu tư trên 74,2 tỷ đồng bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

BĐT - 09:30, 13/03/2023

Giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh Cao Bằng đầu tư 74,220 tỷ đồng bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó, giai đoạn 2023 - 2025 là 23,648 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 50,72 tỷ đồng.

Nghề làm đường phên tại xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) được duy trì và phát triển.
Nghề làm đường phên tại xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa) được duy trì và phát triển

UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch số 337/KH-UBND ngày 20/2/2022 về bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2030. Theo đó, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, ngành nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Mục tiêu đến hết năm 2025, khôi phục, bảo tồn được ít nhất 2 làng nghề truyền thống, đến năm 2030 khôi phục, bảo tồn 5 làng nghề truyền thống; củng cố và nâng cấp ít nhất 5 làng nghề đã được công nhận. Công nhận ít nhất 5 làng nghề mới (đến năm 2025), 15 làng nghề mới (đến năm 2030), củng cố và nâng cấp ít nhất 10 cơ sở (đến năm 2025) và 20 cơ sở (đến năm 2030) ngành nghề nông thôn đã được công nhận sản phẩm OCOP.

Trên 70 - 80% làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động hiệu quả; 80 - 100% người lao động trong làng nghề, ngành nghề nông thôn được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tại làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn. 30 - 50% làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP); 30 - 40% làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề, ngành nghề đạt khoảng 5 - 8%/năm; 100% làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn sản xuất, chế biến đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.