Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh giác với “Hội thánh Đức Chúa Trời”

PV - 15:51, 11/05/2018

Trước những diễn biến phức tạp của các hệ phái tôn giáo mới có dấu hiệu biến tướng, Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi người dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực; từ bỏ gia đình, công việc...

Tôn giáo biến tướng-Không phải là lần đầu

Như kỳ báo trước đã thông tin, thời gian gần đây, tổ chức tự xưng mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” đã tăng cường hoạt động, với hình thức truyền đạo có dấu hiệu lệch lạc về văn hóa, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Hàng nghìn gia đình ở nhiều địa phương có người thân tham gia tổ chức này đã kêu cứu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng can thiệp; nhằm giúp con em, chồng/vợ của họ thoát khỏi mê muội, trở về với gia đình.

Cần tập trung tuyên truyền nâng cao “sức đề kháng” của người dân trước những giáo lý phản khoa học của các hệ phái tôn giáo mới. (Ảnh minh họa) Cần tập trung tuyên truyền nâng cao “sức đề kháng” của người dân trước những giáo lý phản khoa học của các hệ phái tôn giáo mới.
(Ảnh minh họa)

Tổ chức này được hiểu là những đạo lạ, không chính thống. Hoạt động của các hội, nhóm này thường do một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Về kinh tế, người tham gia các hội, nhóm bỏ bê công việc, gia đình với luận điệu phản khoa học như “không làm vẫn giàu sang”.

Theo PGS-TS Nguyễn Công Lý, Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), các hoạt động truyền đạo, các tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung nhưng không đăng ký, không tuân thủ pháp luật với những giáo lý lệch lạc thì có thể coi là truyền bá mê tín dị đoan.

Thực tế, câu chuyện về các hệ phái tôn giáo mới hoặc tự xưng không còn lạ ở Việt Nam. Trước tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời”, cơ quan chức năng từng phát hiện, làm rõ và xử lý nhiều cá nhân liên quan đến các hội, nhóm như: “Hội Tiên Rồng”, “Long Hoa Di Lặc”, “Hội Tâm Linh”, “Giáo Hội Lạc Hồng”, “Hà Mòn”, tổ chức Dương Văn Minh,...

Trước những tác động tiêu cực của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời” đến đời sống xã hội, các cấp, ngành, chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân, tránh bị lôi kéo. Cơ quan chức năng cũng đã tăng cường kiểm tra và xử phạt hành chính các điểm hoạt động trái phép, có dấu hiệu trục lợi của tổ chức này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã lên tiếng cảnh báo, yêu cầu các trường cần tăng cường giáo dục về tuần sinh hoạt công dân của sinh viên, phổ biến pháp luật để sinh viên tự nhận thức và tự đề kháng.

Thận trọng ứng xử

Theo khảo cứu của phóng viên, những hệ phái tôn giáo biến tướng khi xuất hiện ở Việt Nam thông thường sẽ tập trung truyền bá vào nhóm người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn hay gặp bất trắc trong cuộc sống.

Như đạo “Hà Mòn”, đối tượng nhắm đến là đồng bào DTTS nghèo, sinh sống ở những địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn. Để lôi kéo đồng bào, Y Gin (sinh năm 1942, dân tộc Ba Na), “thủ lĩnh” của tổ chức này đã tung tin: Trái đất này sẽ có ngày tận thế, ai theo Đức mẹ thì linh hồn sẽ được lên thiên đường, không phải lao động vẫn sung sướng, ốm đau không cần chữa cũng khỏi bệnh, vay vốn ngân hàng sẽ được xóa nợ, mọi người theo Đức mẹ hãy đọc kinh, thường xuyên làm lễ dâng hoa và góp tiền,…

Những “giáo lý” của đạo Hà Mòn cũng chẳng khác gì mấy so với các luận điệu của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời”. Với đạo Hà Mòn, bài học đắt giá cho những người mê muội tin theo là gia đình ly tán, đã nghèo lại càng nghèo thêm; bản chất của đạo này đã được bóc trần, những đối tượng cầm đầu lôi kéo để trục lợi cũng đã bị pháp luật xử lý theo quy định. Vậy còn tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời” thì sao?

Về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, khẳng định: Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người dân nhưng cũng nghiêm cấm hành vi xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội. Ông Thắng cũng cho rằng, cần phân biệt các tổ chức tôn giáo tự xưng với những hệ phái tôn giáo đã được cấp phép hoạt động, tránh đánh đồng với tôn giáo chính thống.

Về hướng xử lý đối với những tổ chức hoạt động tôn giáo lệch lạc, không được cấp phép, PGS-TS Nguyễn Công Lý (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục. Trong đó, vai trò của Mặt trận, của các địa phương là vô cùng quan trọng khi kịp thời phát hiện, can thiệp.

Cũng theo ông Lý, hiện tượng mạo danh để hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nhằm trục lợi hiện khá phổ biến, gây xáo trộn đời sống xã hội, cơ quan chức năng cần làm rõ và xử lý thật nghiêm để chấn chỉnh. Về phía người dân cũng cần chủ động, tự đề kháng trước những lời mời gọi, lôi kéo, truyền bá giáo lý phản khoa học, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.