Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Cảnh báo sớm lũ ống, lũ quét bằng công nghệ hiện đại

PV - 15:36, 03/07/2018

Để ứng phó với tình trạng lũ ống, lũ quét khu vực miền núi những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tích cực áp dụng các công nghệ cảnh báo sớm. Mô hình này đã góp phần đáng kể giúp người dân chủ động trong phòng chống thiên tai.

Nếu được cảnh báo sớm, người dân sẽ chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thiệt hại. Nếu được cảnh báo sớm, người dân sẽ chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thiệt hại.

 

Gửi thông báo qua tin nhắn điện thoại

Theo TS. Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, để kịp thời ứng phó với thiên tai thì vấn đề lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm vô cùng quan trọng. Xác định được điều này ngay từ năm 2014, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam và Trường Đại học Waseda (Nhật Bản) thực hiện dự án “Nghiên cứu thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm lũ quét dùng công nghệ M2M (Machine to Machine) và điện toán đám mây”.

Giai đoạn 2014-2015, trải qua nhiều đợt khảo sát, đánh giá tác động của lũ quét, tham vấn cộng đồng tại huyện Nam Trà My, đoàn chuyên gia đã quyết định chọn làng Tắc Râu (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My) để lắp đặt hệ thống này.

Theo đó, Đoàn đã hoàn thành việc lắp đặt 3 cảm biến tốc độ lưu lượng nước, đặt tại 3 vị trí khác nhau dưới lòng sông, một hệ thống serve chủ sử dụng điện năng lượng mặt trời để thu thập thông tin từ các cảm biến và tính toán, qua đó, đưa ra cảnh báo đối với chính quyền và người dân thông qua các phương tiện thông tin truyền thông trên địa bàn.

Hệ thống này còn được “hậu thuẫn” từ một trạm khí tượng thủy văn đặt tại khu vực đầu nguồn sông Nước Ui giúp nắm bắt tình hình thời tiết và truyền tín hiệu về máy chủ qua hệ thống không dây…

TS. Đặng Hoài Bắc cho biết, công nghệ M2M rất hiện đại, sử dụng tối ưu các ưu điểm của điện tử, viễn thông để cảnh báo thiên tai, lũ lụt. Thời gian tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra cảnh báo của hệ thống chỉ khoảng vài giây, chậm nhất là 1 phút. Nhờ sử dụng pin năng lượng mặt trời nên hệ thống này rất chủ động.

Khi trên địa bàn có xảy ra mưa lớn, tốc độ dòng chảy tại các sông vượt và trên mức báo động, nguy cơ dễ xảy ra lũ quét; trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin này sẽ truyền chỉ thị đến những bộ phận cảnh báo được gắn ở những điểm xung yếu, hệ thống sẽ phát âm thanh hoặc ánh sáng cảnh báo. Hệ thống cũng sẽ gửi SMS, email cảnh báo đến người dân, cũng như các ngành chức năng, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương để phục vụ thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống lụt bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Áp dụng rộng rãi

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án “Thiết lập, vận hành hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cho cộng đồng” để hỗ trợ cảnh báo sớm về nguy cơ thiên tai, lũ cho cộng đồng thông qua hệ thống tin nhắn (SMS) và các phương tiện thông tin liên lạc khác như bộ đàm, đài truyền thông, kẻng, trống...

Có 6 huyện, thành phố Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Nông Sơn, Quế Sơn nằm trong vùng ảnh hưởng lũ từ hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn được dự án hỗ trợ. Tỉnh Quảng Nam đã đưa vào sử dụng hệ thống truyền báo thông tin về mức ngập lụt tự động qua sóng điện thoại di động cho người dân.

Ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đánh giá, qua việc áp dụng dự án “Thiết lập, vận hành hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cho cộng đồng”, đã góp phần đáng kể trong công tác phòng chống thiên tai; nhất là khu vực miền núi hẻo lánh, đây là vùng lõm thông tin, địa hình chia cắt lại rất nguy hiểm. Hiện nay, mùa mưa lũ đang kéo về, chính quyền và người dân đã kiểm tra lại hệ thống cảnh báo sớm sẵn sàng ứng phó với bão lũ.

Hiếu Anh-Khánh Giang

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.