Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh báo mưa to, lũ trên sông

T.Hợp - 08:50, 11/10/2022

Ngày 11/10/2022, khu vực Trung và Nam Trung bộ, phía Bắc của khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to; riêng khu vực từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Cảnh báo lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Kon Tum. Đỉnh lũ trên các sông khả năng ở mức báo động 1-báo động 2, có sông trên báo động 2.

Nhiều nơi tại Quảng Ngãi vẫn bị ngập sâu, chia cắt
Nhiều nơi tại Quảng Ngãi vẫn bị ngập sâu, chia cắt

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, lũ trên thượng lưu sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), hạ lưu các sông ở Quảng Ngãi đã đạt đỉnh và đang xuống, riêng sông Vệ (Quảng Ngãi) đang dao động ở mức cao; hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn và các sông ở Bình Định, Kon Tum và sông Bồ (Thừa Thiên Huế) đang lên; sông Hương (Thừa Thiên Huế) dao động ở trên mức báo động (BĐ)1.

Cảnh báo trong ngày 11/10, trên các sông ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Bình Định và Kon Tum sẽ xuất hiện một đợt lũ; đỉnh lũ trên các sông khả năngở mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2.Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông vàngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị các tỉnh từ Quảng Bình đến BìnhĐịnh và Kon Tum. Đề phòng sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xungyếu.

Các tỉnh thành, địa phương có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cụ thể như sau: 

Tại tỉnh Quảng Trị các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: Hướng Hóa, ĐaKrông, Cam Lộ, Gio Linh. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: Cam Lộ, Tx. Quảng Trị, Tp. Đông Hà, Gio Linh, VĩnhLinh.

Tại tỉnh Thừa ThiênHuế các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Hương Trà, HươngThủy, Phú Lộc. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: Tp. Huế, Nam Đông, Tx Hương Trà, Phú Lộc, HươngThủy, Phong Điền.

Tại Tp. Đà Nẵng các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Sơn Trà. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: Hòa Vang, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Thanh Khê,Hải Châu, Ngũ Hành Sơn.

Tại Quảng Nam các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, ĐôngGiang, Nam Giang, Hiệp Đức, Nông Sơn, Tiên Phước,Đại Lộc, Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: Tp. Tam Kỳ, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, Tp. HộiAn, Núi Thành, Đại Lộc.

Tại Quảng Ngãi các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, TP. Quảng Ngãi, NghĩaHành, Mộ Đức, Đức Phổ.

Tại Bình Định các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: An Lão, Vân Canh, Hoài Ân, Phù Cát. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: An Lão, Vân Canh, Hoài Ân, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, TuyPhước, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn.

Tại Kon Tum các Quận/Huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, KonPlông, Kon Rẫy. Quận/Huyện có nguy cơ ngập lụt: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, KonPlông, Kon Rẫy.

Để chủ động ứng phó với diễn biến lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các khu vực trên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.