Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh báo một biến thể mới của COVID-19 có thể sẽ sớm xuất hiện ở châu Phi

PV - 10:05, 20/05/2022

Trước sự gia tăng số ca mắc ở châu Phi, Quyền Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi Ahmed Ogwell cảnh báo: Một biến thể mới của COVID-19 có thể sẽ sớm xuất hiện ở châu Phi.

 Châu Phi đã chứng kiến mức tăng trung bình 36% số ca mắc mới COVID-19 mới trong 4 tuần vừa qua (Ảnh: AA)
Châu Phi đã chứng kiến mức tăng trung bình 36% số ca mắc mới COVID-19 mới trong 4 tuần vừa qua (Ảnh: AA)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 20/5 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 739.828 ca nhiễm, 1.453 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 525.478.421 ca, trong đó 6.296.519 ca tử vong và 495.227.989 ca đã được chữa khỏi.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (195.075.059 ca), tiếp theo là châu Á (152.620.941 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (100.236.531 ca) và Nam Mỹ (57.263.319 ca). Châu Phi (12.080.749 ca) và châu Đại Dương (8.201.101 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tính theo số ca mắc, hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19 với 84.760.335 ca mắc, trong đó 1.028.146 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 50.884 ca nhiễm COVID-19 mới. Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đưa ra những khuyến nghị mới liên quan phòng, chống dịch COVID-19, trong đó kêu gọi người dân tại những khu vực lây nhiễm cộng đồng ở mức cao đeo khẩu trang.

Tại châu Âu, Đức và Italy là hai nước ghi nhận số ca mắc mới trong 24 giờ qua ở mức cao nhất châu lục, với lần lượt là 56.446 ca và 30.310 ca, nâng tổng số ca mắc ở hai nước này lần lượt là 26.013.283 ca và 17.178.199 ca. Nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, Ủy ban Tiêm chủng thường trực của Đức (STIKO) khuyến cáo trẻ em từ 5-11 tuổi chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, đặc biệt là trẻ em có bệnh nền. Do đó, tiêm phòng sẽ giúp giảm hiệu quả tỷ lệ mắc bệnh.

Tại châu Á, Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy khẳng định rằng quốc gia này “rất lạc quan” chuyển từ giai đoạn đại dịch COVID-19 sang giai đoạn bệnh đặc hữu. Ngoài bãi bỏ quy định đeo khẩu trang trong các hoạt động ngoài trời, Chính phủ Indonesia cũng đã hủy bỏ yêu cầu trình kết quả xét nghiệm PCR hoặc antigen đối với du khách trong nước và quốc tế đã được tiêm phòng đầy đủ.

Tại châu Phi, quyền Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), Ahmed Ogwell, cảnh báo một biến thể mới của COVID-19 có thể sẽ sớm xuất hiện ở châu Phi. Ông Ogwell nói rằng "sự gia tăng số trường hợp nhiễm bệnh là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có khả năng rất lớn rằng một biến thể mới, dễ lây lan hơn, sẽ xuất hiện". Theo số liệu của CDC châu Phi, lục địa này đã chứng kiến mức tăng trung bình 36% số ca mắc mới COVID-19 mới trong 4 tuần vừa qua, với các khu vực Trung Phi và Đông Phi báo cáo mức tăng số ca mắc mới lần lượt là 113% và 54%. Theo CDC châu Phi, 5 quốc gia châu Phi báo cáo số ca nhiễm mới COVID-19 được xác nhận cao nhất trong tuần qua gồm: Nam Phi, Tanzania, Namibia, Zimbabwe và Burundi.

Tại châu Đại Dương, Australia là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 54.079 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 6.813.633 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.