Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cẩn trọng với những thói quen xấu của trẻ em

PV - 15:21, 24/12/2018

Nhiều trẻ em có thói quen xấu như thỉnh thoảng bứt tóc nhai, nhai luôn các dây thun cột tóc, dây ni-lông cột bao bì… Các bậc phụ huynh thấy con em có thói quen này nhưng không để ý nhắc nhở, hệ quả là nhiều em đã phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột khi nuốt dây hoặc tóc vào bụng.

“U lạ” trong bụng

Đã được phẫu thuật thành công nhưng nhiều ngày nay, em Nguyễn Văn Trung ở Hòa Xuân Tây (Đông Hòa, Phú Yên) vẫn còn ám ảnh khi nhìn những sợi dây cột bao bì. Đang là học sinh lớp 2, thỉnh thoảng Trung phụ giúp cha mẹ lấy dây ni-lông cột bao bì đựng thủy-hải sản bán cho thương lái. Lúc buồn, em lấy dây nhai cho vui, thỉnh thoảng dây nát ra thì nuốt luôn. Có lúc đang nhai thì vô tình dây bị tuột vào bụng. Hơn 10 ngày trước, thấy đau bụng dữ dội đi thăm khám thì được phát hiện có “u lạ”. Kiểm tra kỹ càng, các bác sĩ phẫu thuật, thì đó là 2 cục dây ni-lông đã vón chắc lại làm tắc ruột và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh nhân Phương A hồi phục tốt sau phẫu thuật. Bệnh nhân Phương A hồi phục tốt sau phẫu thuật.

Có con thường xuyên nhai dây thun cột tóc, ông Cao Diên (dân tộc Raglai ở thôn Tha Mang, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn) cũng xem đó là thói quen vô hại của trẻ nhỏ, nhai rồi nhả ra. Nhưng, cuối tháng 10/2018, con ông Diên đã phải nhập viện vì tắc ruột do hàng chục chiếc dây thun tích tụ lại trong ruột.

Ngày 4/12/2018, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa cũng đã mổ cấp cứu thành công ca bệnh hiếm gặp do tắc ruột non và dạ dày. Nguyên nhân bị tắc là do hai cục tóc to như nắm tay nằm trong ruột, dạy dày. Hai cục tóc này đã được tích tụ từ rất nhiều ngày. Bệnh nhân là Trần Phương A (học sinh lớp 2 tại Vạn Ninh, Khánh Hòa). Trước khi tiến hành mổ cấp cứu, Trần Phương A có triệu chứng liên tục đau bụng, bụng hay chướng và buồn nôn, có lúc nôn ra khi vừa ăn. Triệu chứng càng ngày càng nặng thêm. Khi nhập viện ở Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh thì được chẩn đoán, đau bụng không rõ nguyên nhân.

Tại huyện Hoài Ân (Bình Định), trong thời gian ngắn cũng đã có một số bệnh nhân là trẻ em được phẫu thuật thành công, lấy “khối u” là những sợi dây cột tóc vón lại và gây tắc ruột. Các triệu chứng chung vẫn là đau tăng dần, buồn nôn, nôn khan, trong chất nôn có thể có vật lạ. Thông thường nhiều người bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau dạ dày hoặc ruột thừa.

Không được chủ quan

Bà Nguyễn Thanh Hà, mẹ của bệnh nhân Nguyễn Văn Trung ở Hòa Xuân Tây cho biết, sở dĩ con đến tình trạng đau đớn và phải phẫu thuật cũng một phần do gia đình chủ quan. Thấy trẻ nhai dây ni-lông nhưng cứ ngỡ nhai rồi nhả ra nên không nhắc nhở. Cũng may con bà được phẫu thuật kịp thời, sức khỏe đã phục hồi tốt.

Theo bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa thì, trường hợp trẻ nhai dị vật rồi tích tụ thành khối u không thể chủ quan. Đơn cử như em Trần Phương A, ban đầu được chẩn đoán viêm dạ dày ruột. Nhưng sau đó, các triệu chứng lâm sàng rất hiếm gặp lại tăng dần, trong chất nôn lại có chút vật lạ, màu đen, sợi. Các nhân viên y tế hỏi kỹ thêm gia đình thì được biết, suốt thời gian dài, bệnh nhân có thói quen hay nhổ tóc và nhai. Mời thêm khoa Ngoại tổng quát đến thăm khám thì chẩn đoán cuối cùng, bị tắc dạ dày, ruột do khối u dị vật (cụ thể là tóc và dây cột tóc). Kết thúc ca mổ cấp cứu, đã lấy ra một u tóc kích thước 9x3x3cm tại ruột non và một u tóc lẫn dây cột tóc kích thước 14x4x4cm tại dạ dày.

Hai cục tóc lớn trong ruột và dạ dày Trần Phương A được các bác sĩ lấy ra. Hai cục tóc lớn trong ruột và dạ dày Trần Phương A được các bác sĩ lấy ra.

Hầu hết các bệnh nhân như Nguyễn Văn Trung, Trần Phương A… sau khi được phẫu thuật kịp thời đã hồi phục tốt, không để lại các biến chứng nào đáng tiếc. Tuy nhiên, bác sĩ Ngô Thế Lâm, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát (Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa đồng thời là trưởng kíp phẫu thuật cho bệnh nhân Phương A) đưa ra khuyến cáo cho các bậc phụ huynh: Cần quan tâm nhiều và sâu sắc hơn đến sinh hoạt hằng ngày của con em mình. Nếu phát hiện những hành vi bất thường, mặc dù chưa nguy hại đến tính mạng cũng phải cảnh giác, cần đưa con em đến cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi, điều trị tích cực. Đồng thời, khai báo tiền sử bệnh tật và các sinh hoạt bất thường để nhân viên y tế biết, giúp công tác quản lý sức khỏe cho trẻ được tốt hơn.

ĐÔNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.