Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cẩn trọng lúa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vụ Thu - Đông

PV - 14:33, 02/08/2018

Hiện tại trên địa bàn tỉnh, một số địa phương đang bước vào vụ thu hoạch lúa Hè - Thu. Địa phương đang có diện tích thu hoạch lúa rộ là huyện Mỹ Tú với diện tích đã thu hoạch xong khoảng hơn 400ha.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Thành Phước, trong vụ Hè - Thu, huyện Mỹ Tú xuống giống 2.575ha và trong số diện tích lúa đã thu hoạch xong có 100ha diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá với mật độ nhiễm bệnh 7% - 10%. Với diện tích lúa bị nhiễm bệnh như trên, sau khi thu hoạch lúa xong bà con nông dân vẫn tiếp tục cày ải, làm đất để chuẩn bị cho vụ lúa Thu - Đông tiếp theo. Cách làm trên sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cây lúa bị nhiễm bệnh vụ mùa tiếp theo, đặc biệt với diện tích lúa sạ chay sẽ bùng phát mạnh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Bệnh không chỉ gây thiệt hại về năng suất lúa của chủ ruộng mà còn lan rộng sang các cánh đồng lân cận và trên địa bàn toàn tỉnh vì đây chính là ổ dịch.

Cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

 

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú, nhất là các xã đang có dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, khi thu hoạch lúa xong không nên xuống giống ngay vụ tiếp theo do yếu tố bất lợi của thời tiết mưa nhiều. Đồng thời, cần làm sạch gốc rạ trên ruộng lúa tránh mầm bệnh còn lưu trữ trên gốc rạ; làm đất kỹ và để đất nghỉ ngơi khoảng 1 tháng mới sạ vụ kế tiếp; đồng thời xuống giống đúng lịch thời vụ và xuống giống né thời điểm rầy vào đèn.

Đồng chí Nguyễn Thành Phước nêu các triệu chứng lúa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như: lá lúa từ xanh nhạt - vàng nhạt - vàng cam - vàng khô; lá lúa có khuynh hướng xòe ngang - giảm chiều cao và số chồi của bụi lúa; ruộng lúa ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều. Đối với triệu chứng lúa bệnh lùn xoắn lá thì cây lúa bị lùn; màu lá xanh đậm; rìa lá bị rách và rợn sóng, dọc theo gân lá có bướu; lúa không trổ được hạt lép. Nguyên nhân lúa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do vi rút gây ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh và chưa có thuốc đặc trị vì vậy cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như áp dụng các biện pháp kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, công nghệ sinh thái, IPM… để cây lúa khỏe, tăng sức đề kháng ngay từ giai đoạn mạ.

Theo đồng chí Nguyễn Thành Phước, biện pháp trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hiệu quả nhất là khi ruộng xuất hiện chồi lúa bị nhiễm bệnh phải tiến hành nhổ tiêu hủy ngay những chồi bị bệnh, nếu ruộng có trên 30% chồi lúa bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy ngay cả ruộng lúa bằng cách cày vùi nhưng trước khi cày vùi phải phun xịt thuốc trừ rầy nâu. Đó là giai đoạn lúa trước 30 ngày tuổi. Còn với giai đoạn lúa sau 30 ngày tuổi, khi ruộng xuất hiện chồi lúa bị nhiễm bệnh phải tiến hành nhổ tiêu hủy ngay những chồi bị bệnh và đến lúc ruộng lúa bị nhiễm nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất phải phun xịt thuốc trừ rầy nâu và cày vùi tiêu hủy toàn bộ ruộng.

Theo Báo Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.