Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần Thơ phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS

PV - 16:00, 21/02/2023

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS tại các địa phương đang là vấn đề được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Đối với TP. Cần Thơ, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học- kỹ thuật lớn của khu vực Tây Nam Bộ, việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được xem là bộ phận cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững của Thành phố.

Từng bước nâng lên về số lượng và chất lượng

Thời gian qua, các cấp chính quyền thành phố đã quy hoạch và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ là người DTTS, từng bước phát triển lực lượng đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Trong đó, Thành phố đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực.

Theo thống kê của Sở Nội vụ TP. Cần Thơ, đến tháng 9/2022, số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đang công tác tại Thành phố là 666 người trên tổng số 25.195 cán bộ, công chức viên chức. Trong đó, cán bộ DTTS có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên là 494 người, chiếm 74,17%.

Chị Lý Thị Tú Trinh (dân tộc Khmer) là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Ảnh: baocantho.com.vn
Chị Lý Thị Tú Trinh, dân tộc Khmer, là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. (Ảnh: baocantho.com.vn

Đánh giá về vai trò và chất lượng của đội ngũ cán bộ DTTS hiện nay, Giám đốc Sở Nội vụ TP. Cần Thơ Châu Việt Tha cho biết, cán bộ người DTTS trên địa bàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Qua quá trình công tác, lực lượng này đã phát huy tốt vai trò là “cầu nối” với đồng bào DTTS. Bằng việc am hiểu phong tục, tư tưởng, văn hóa của đồng bào, các cán bộ DTTS dễ dàng đưa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước đến với bà con, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong các phong trào xây dựng tại địa phương, đặc biệt là phong trào nông thôn mới. Từ đó, tập hợp được sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc.

Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ DTTS của Thành phố vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp. Mới có 2,94% cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố; 14,83% cán bộ DTTS giữ chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị.

Sở Nội vụ Thành phố nhận định, trong tương lai cần có giải pháp để cải thiện tình hình này, cần có chính sách đặc thù, ưu tiên để tạo điều kiện thuận lợi cho người DTTS trong việc học tập, đào tạo và tuyển dụng.

Phát triển đội ngũ cán bộ chất lượng cao

Nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực các DTTS, UBND TP. Cần Thơ đã ban hành nhiều kế hoạch liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS.

UBND Thành phố đã ban hành các Kế hoạch số 35 ngày 15/3/2017 về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 168 ngày 17/11/2017 về việc thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới; Kế hoạch số 118 ngày 9/7/2019 về thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2020 - 2025.

Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả nguồn nhân lực cũng như Chiến lược công tác dân tộc, UBND Thành phố đã ban hành các kế hoạch về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP. Cần Thơ; về việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Thành phố.

Theo Ban Dân tộc Thành phố, một trong những mục tiêu Cần Thơ đề ra là: Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững, đẩy mạnh giảm nghèo những nơi có đồng bào DTTS sinh sống, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; đồng thời phát triển nhanh nguồn nhân lực DTTS, tăng cường số lượng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS.

Bên cạnh đó, Thành phố luôn ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ là người DTTS được đào tạo về nghiệp vụ và chuyên môn. Từ năm 2020 đến cuối năm 2022, có hơn 1.903 lượt cán bộ DTTS được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chính trị (108 lượt), nghiệp vụ chuyên ngành (586 lượt) và tin học, ngoại ngữ (1.112 lượt).

Nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS của TP. Cần Thơ đạt chất lượng cao, thời gian tới, thành phố chủ trương rà soát chặt chẽ công tác quy hoạch, đào tạo, tiếp tục cử cán bộ, công chức, viên chức DTTS đi đào tạo phù hợp chuyên môn, năng lực, sở trường công tác. Đặc biệt gắn công tác tuyển dụng với sử dụng hiệu quả, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ DTTS bền vững, lâu dài.

Thành phố cập nhật kịp thời và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách dân tộc, chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố nói chung, lực lượng cán bộ DTTS nói riêng, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với vai trò thành phố trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.