Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cần Thơ dành hơn 58 tỷ đồng cải tạo vườn cây ăn quả kết hợp xây dựng nhãn hiệu

NA - 11:28, 19/08/2022

Cần Thơ dự kiến trích kinh phí trên 58 tỷ đồng để cải tạo, nâng chất vườn cây ăn quả tập trung gắn với mã vùng trồng, tạo điều kiện xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu trái cây trên địa bàn thành phố.

Thiếu nữ Cần Thơ trong vườn cây trái (Ảnh minh họa)
Thiếu nữ Cần Thơ trong vườn cây trái (Ảnh minh họa)

Thực hiện Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 2/3/2020 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thế phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch thâm canh và cải tạo vườn cây ăn quả kết hợp với xây dựng nhãn hiệu giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, thành phố dự kiến trích kinh phí trên 58 tỷ đồng để cải tạo, nâng chất vườn cây ăn quả tập trung gắn với mã vùng trồng, tạo điều kiện xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu trái cây Cần Thơ. Đồng thời, thúc đẩy, tăng tính cạnh tranh sản phẩm trái cây trên thị trường, từng bước khai thác lợi thế tiêu thụ nội địa, chế biến xuất khẩu và phát triển du lịch, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả của ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân.

Để thực hiện kế hoạch đã đề ra, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè đề nghị từ năm 2022 - 2025, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân liên kết vùng sản xuất cây ăn quả thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung với quy mô phù hợp (khoảng 10ha) gắn với xây dựng mã vùng trồng.

Bên cạnh đó, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật để kiến thiết, chăm sóc vườn cây ăn quả, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất; tổ chức liên kết theo chuỗi nhằm đẩy mạnh liên kết, huy động nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển vùng sản xuất tập trung trên địa bàn

 Mặt khác, tỉnh cũng tập trung nâng chất vùng sản xuất cây ăn quả thông qua việc lồng ghép các dự án, chương trình từ ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế đầu tư dự án, hạ tầng đê bao, kho bảo quản nhằm đảm bảo cấp, thoát nước vùng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm trái cây trên địa bàn.

Ngoài ra, đơn vị cần liên kết các đơn vị liên quan triển khai các dự án liên kết chuỗi ngành hàng cây ăn quả trên địa bàn; phối hợp với Liên minh hợp tác xã, Hội nông dân thành phố và UBND các quận, huyện tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tổ chức kinh tế tập thể;...

* Theo báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, TP. Cần Thơ gần 24.000 ha trồng cây ăn quả với sản lượng hàng năm gần 170.000 tấn. Thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh với diện tích trên 10.000 ha, sản lượng trên 100.000 tấn như nhãn, mận, vú sữa,... ; Toàn thành phố có trên 477 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng được 37 mã vùng trồng với tổng số diện tích 602 ha. 

Tuy nhiên,  khâu chế biến bảo quản hoa quả còn hạn chế, hiện mới chỉ có 5 cơ sở đóng gói được cấp mã số. Vào vụ thu hoạch tập trung, khó tiêu sản phẩm. Nông sản được chứng nhận chất lượng truy xuất nguồn gốc còn hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chính ngạch còn ít, xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều rủi ro... 

Tin cùng chuyên mục
Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Gốm Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận mang đặc trưng bởi nhiều nét riêng, từ cách làm cho đến cách nung để có những sản phẩm độc đáo nhất. Do vậy, làng nghề gốm ở Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng bởi những sản phẩm chất lượng, mà còn là điểm đến trải nghiệm ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước.