Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần quan tâm đầu tư phát triển bóng đá nữ trẻ

PV - 07:55, 16/08/2022

Tại Giải vô địch bóng đá nữ U18 Đông Nam Á 2022 vừa qua ở Indonesia, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên người Nhật Bản Akira Ijiri, đội tuyển bóng đá nữ U18 Việt Nam đã đạt được những thành tích xuất sắc, giành ngôi á quân của giải khi toàn thắng tại vòng bảng trước các đội tuyển nữ U18: Campuchia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, thắng đậm đội tuyển nữ U18 Myanmar 4-1 ở bán kết và chỉ thua đội tuyển U18 Australia 0-2 ở trận chung kết.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo giới chuyên môn, thành tích này mới chỉ là bước đầu, song hứa hẹn những tiềm năng về một lứa cầu thủ mới tài năng, đủ khả năng tiếp nối các thế hệ đi trước ở đội tuyển quốc gia nếu được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện tập huấn, tích lũy kinh nghiệm.

Không phủ nhận, các thành tích gần đây của bóng đá nữ Việt Nam nói chung và lứa đội tuyển trẻ đã mang đến sự quan tâm nhiều hơn cho bóng đá nữ, đồng thời cũng tạo ra nhiều động lực và cảm hứng cho các nữ tuyển thủ, song như thế vẫn chưa đủ. Bên cạnh việc làm tốt công tác truyền thông để thu hút sự quan tâm với bóng đá nữ, phải chuẩn bị và tổ chức tốt hệ thống các giải bóng đá nữ trẻ như U13, U16, U18..., xây dựng phong trào rộng khắp, nhất là bóng đá học đường để tìm kiếm, tuyển chọn, đầu tư đào tạo những tài năng, bởi đây chính là nguồn cung cấp tuyển thủ cho các cấp đội tuyển và đội tuyển quốc gia.

Một trong những yếu tố quan trọng để lứa tuyển thủ nữ U18 và các cầu thủ trẻ nói chung phát triển là phải tạo điều kiện, bảo đảm cho họ có được nền tảng thể lực từ sự đầu tư chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học cùng việc trang bị chuyên môn tốt với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp. Sự cải thiện chất lượng cầu thủ không thể đến ngay mà cần cả một quá trình lâu dài. Điều này đòi hỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cần phối hợp các địa phương, huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư mạnh cho các câu lạc bộ, các giải bóng đá nữ trẻ và giải vô địch quốc gia, khuyến khích các câu lạc bộ tăng cường sử dụng những cầu thủ trẻ để giúp họ có cơ hội cọ xát ở các giải đấu đỉnh cao, nâng cao trình độ, kinh nghiệm thi đấu.

Nhìn lại một thời gian dài vừa qua, giải vô địch quốc gia và các giải bóng đá nữ trẻ vẫn tồn tại nhiều vấn đề: Không nhiều đội bóng tham gia thi đấu, không có nhiều khán giả đến sân cổ vũ... Nếu không sớm khắc phục những bất cập, ngôi vị hàng đầu cũng khó giữ được như đã thấy ở Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2022 vừa qua khi đội tuyển nữ nước ta không thể bảo vệ được ngôi vô địch trước sự vươn lên của các đội bóng trong khu vực với sự đầu tư, phát triển mạnh mẽ.

Các tuyển thủ nữ U18 là lứa kế cận đội tuyển nữ quốc gia trong tương lai và cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp quản lý bóng đá nước nhà. Có thể nói, từ những thành quả ban đầu vừa qua, hy vọng họ tiếp tục phát huy các thành tích đạt được để tiếp tục kế tiếp thế hệ đàn chị, duy trì vị thế hàng đầu khu vực và vươn tầm, tiến tới xa hơn trên đấu trường châu lục.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.