Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần nâng cao cảnh giác khi cấp độ dịch đang đổi màu

Thanh Nguyễn - 19:13, 16/11/2021

Dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại, khi tỷ lệ ca nhiễm cộng đồng đã xuất hiện nhiều thêm. Nhiều khu vực đã nâng cấp độ dịch lên cao dần theo tỷ lệ các ca bệnh. Bảo đảm an toàn với dịch bệnh để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết.

Phong tỏa một phần phường Quán Bàu, TP. Vinh (Nghệ An) vì liên quan đến ca nhiễm Covid-19 mới. (Ảnh CTV)
Phong tỏa một phần phường Quán Bàu, TP. Vinh (Nghệ An) vì liên quan đến ca nhiễm Covid-19 mới. (Ảnh CTV)

“Dày” thêm những ca nhiễm cộng đồng

Nhôn Mai là một trong những xã biên giới xa xôi, hẻo lánh nhất của Nghệ An. Tuy nhiên, ngày 13/11, địa phương này đã phải “giăng dây” phong tỏa, vì xuất hiện 3 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. 3 bệnh nhân này bao gồm cặp vợ chồng và con gái 12 tuổi, đang học lớp 7. Trước đó, ngày 5/11, người chồng đi từ Đồng Nai về quê. Ngày cuối cùng cách ly tại nhà thì kết quả xét nghiệm là dương tính với SARS-Cov-2.

Tính từ 16 giờ ngày 15/11 đến 16 giờ ngày 16/11, Việt Nam ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, cả nước có 4.101 ca nặng đang điều trị. Trong số các ca nhiễm mới có 9 ca nhập cảnh và 9.641 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.038 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.369 ca trong cộng đồng). TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tiếp tục ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn so với các vùng miền khác. 

Dẫn dẫn đầu cả nước là TP. Hồ Chí Minh khi có số ca mắc mới là 1.183, tiếp đến là Tây Ninh có 683 ca, Tiền Giang có 671 ca, Đồng Nai có 631 ca, Bình Dương có 607 ca, An Giang có 482 ca, Đồng Tháp có 392 ca… Dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại đã làm đổi màu cấp độ dịch ở nhiều địa phương lên trạng thái cao hơn.

Truy vết, khai báo y tế tại ổ dịch Covid-19 xã Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. (Ảnh CTV)
Truy vết, khai báo y tế tại ổ dịch Covid-19 xã Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. (Ảnh CTV)

Cần nâng cao cảnh giác

Trong rất nhiều nguyên nhân, dẫn đến dịch bệnh đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại tại một số địa phương là, do tâm lý chủ quan của nhiều người dân, khi không thực hiện đủ khuyến cáo 5K, chủ quan khi đã được tiêm 2 mũi vắc xin…

Với những chùm ca bệnh cộng đồng phát hiện nhiều trong 2 tuần qua, nhiều địa phương băn khoăn: Lo nhất là làm sao kiểm soát được dịch không bùng phát mạnh. Vì nhiều người chưa tiêm vắc xin, nên nguy cơ tử vong cao nếu nhiễm Covid-19. Mặt khác, hệ thống y tế đang quá tải, cũng là nguyên nhân khiến ca nhiễm có thể diễn biến nặng hơn, vì thiếu nhân lực, thiết bị, vật tư y tế… phục vụ điều trị.

Thực tế hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin của người dân ở khu vực Tây Nguyên, miền Tây Nam bộ, miền núi phía Bắc còn thấp. Nếu bùng phát dịch, người bệnh diễn biến nặng, đáp ứng về y tế không kịp, sẽ dẫn đến bệnh nặng. Thế nên, thực hiện theo vấn đề cốt lõi của Nghị quyết 128 là tiêm vắc xin, chuẩn bị cơ sở điều trị là điều kiện, yếu tố quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Ông Hà Sĩ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Phải căn cứ vào cấp độ dịch để có phản ứng, nếu không rất nguy hiểm. Việc thực hiện Chiến lược “Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch và điều trị hiệu quả” sẽ có tác dụng rất lớn trong công tác chống dịch. Bám chặt theo Nghị quyết 128 để phát hiện dịch sớm, xử lý ổ dịch sớm; phong tỏa theo nguy cơ, đánh giá theo nguy cơ để đáp ứng cho phù hợp.

Về giải pháp ngăn dịch bùng phát và lây lan, nhiều địa phương cũng cho rằng: Vẫn phải tiếp tục phát hiện sớm, truy vết, phong tỏa, dập dịch. Phát hiện càng sớm càng tốt để truy vết, dập dịch khi ổ dịch còn nhỏ, nếu để thành ổ dịch lớn, lúc đó khó kiểm soát. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không chủ quan nghĩ rằng, đã tiêm 2 mũi vắc xin thì không trở thành F0. Bởi tỷ lệ người đã tiêm 1 - 2 mũi vắc xin mắc Covid-19 vẫn cao. 

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại, Giám đốc sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh trao đổi: Việc nâng cao cảnh giác, có biện pháp kiểm soát người từ các vùng dịch về như, theo dõi sức khỏe tại nhà phải tuân thủ đúng quy định, không ra ngoài, tiếp xúc, giao lưu… là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao hệ thống điều trị để đáp ứng khi dịch xảy ra, nhất là từng cấp độ dịch. Phải tuyên truyền để người dân tuân thủ tuyệt đối các khuyến cáo như đeo khẩu trang, khai báo y tế, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên… và phải luôn lưu lý bên cạnh mình luôn có khả năng có F0 để tuân thủ 5K.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.