Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cán bộ trẻ và sự no ấm ở Ngọc Lâm

PV - 09:11, 05/10/2018

Tình nguyện cùng bà con bắt đầu một cuộc sống mới trên vùng tái định cư, những cán bộ thôn bản trẻ tuổi ở xã Ngọc Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) đang cùng nhau góp sức để đem lại ấm no, hạnh phúc trong từng gia đình nơi vùng đất khó.

Ngọc Lâm Bí thư Chi bộ bản Kim Liên, Vi Thị Nhàn (người bên trái) ra tận ruộng chè động viên người dân chăm chỉ lao động sản xuất.

Giúp bà con làm ruộng nước

Chúng tôi về bản Tà Xiêng, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương khi bà con đang chuẩn bị thu hoạch vụ mùa. Đi qua những thửa ruộng vàng ươm, Trưởng bản Vi Văn Tuyển (sinh năm 1979) phấn khởi thông tin: Năm nay dân bản có mùa vụ bội thu. 3-4 năm trở lại đây, cuộc sống bà con có nhiều đổi thay. Nếu như trước đây, bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào số gạo trợ cấp của dự án mà lơ là sản xuất, thì nay nhiều nhà đã có thóc dự trữ, không còn lo thiếu cái ăn khi Nhà nước ngừng hỗ trợ”.

Nhớ lại quãng thời gian 12 năm trước, khi sự học còn khó khăn trên vùng Tà Xiêng, thì anh Tuyển là một trong số ít người có bằng trung cấp quay về quê gắn bó với vai trò là cán bộ thôn bản. Hiện anh là một trong số ít tri thức trẻ của vùng Ngọc Lâm được bà con tin tưởng bầu làm trưởng bản.

Dừng chân trước 2 sào ruộng lúa nước tốt tươi cạnh Khe Vang của gia đình ông Vi Văn Phong (SN 1965), anh Tuyển không quên những ngày đầu gian khó khi cùng cải tạo đất, dẫn nước về khai hoang trồng lúa. Thấy Trưởng bản đến thăm ruộng, ông Phong cùng vợ vồn vã lên bờ nói chuyện và thông tin, vụ này 2 sào lúa nước đã cho thu về gần 6 tạ thóc.

Với vợ chồng ông Phong, Trưởng bản Vi Văn Tuyển xem như người thân trong gia đình. Mọi kế hoạch làm ăn của ông Phong đều có sự tư vấn nhiệt tình và tâm huyết từ Trưởng bản. Trong câu chuyện, ông Phong nhớ lại ngày đầu về đây lập nghiệp, gặp muôn vàn khó khăn, ông đã có ý định hồi hương về quê cũ làm ăn. Nhưng rồi được sự động viên, khuyến khích của anh Tuyển, gia đình đã quyết định ở lại “thử” cố gắng làm ăn xem thế nào.

Rồi 2 vợ chồng dẫn nước từ Khe Vang về canh tác 2 sào ruộng. Năm 2012, vợ chồng ông đầu tư 11 triệu đồng thuê máy móc, cải tạo, đắp bờ gần nửa tháng để trồng giống lúa nếp 97. Diện tích đất đồi còn lại, gia đình trồng hơn 8.000m2 keo lai để tạo sinh kế lâu dài. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình ông dần trở nên khấm khá.

Sau thành công của ông Phong, anh Tuyển lấy đó làm tấm gương cho bà con trong bản để thuyết phục mọi người bám đất làm ăn. Giờ đây, toàn bản Tà Xiêng đã có gần 9ha ruộng nước của 43 hộ bà con canh tác.

Nhờ ổn định sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo trong bản đã giảm đi trông thấy. Nếu như năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của bản là 100% thì nay chỉ còn 57,6%. Thành quả đó có sự góp sức không nhỏ từ vị trưởng bản trẻ tuổi, năng động Vi Văn Tuyển.

Ngọc Lâm Trưởng bản Tà Xiêng, Vi Văn Tuyển (người phía bên phải) đang hướng dẫn người dân phân biệt sâu bệnh hại lúa.

Niềm tự hào của dân bản Kim Liên

Là cử nhân của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chị Vi Thị Nhàn (sinh năm 1987) đang là niềm tự hào của bà con bản Kim Liên, xã Ngọc Lâm. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế, chị trở về quê nhà Tương Dương làm việc. Sau khi cùng gia đình nhường chỗ ở cũ cho Thủy điện Bản Vẽ chuyển về khu tái định cư tại bản Kim Liên sinh sống, bên cạnh công việc khai hoang làm kinh tế trang trại, chị tham gia công tác xã hội ở địa phương, lần lượt đảm nhiệm vai trò “đầu tàu” các tổ chức phụ nữ và một số đoàn thể như Mặt trận, Đoàn Thanh niên… Ở mỗi vị trí, chị đều thể hiện sự nhiệt tình, năng nổ của một đảng viên trẻ.

Miệng nói, tay làm, chị vận động gia đình mình khai hoang thêm đất để trồng chè trên diện tích 3 sào được giao đất. Cùng với đó, kêu gọi bà con cùng làm, cùng vượt khó bám đất làm giàu. Đến nay, toàn bản có 77 hộ, thì đã có 70 hộ gắn bó với cây chè. Trong đó, có 22 hộ mạnh dạn khai hoang mở rộng diện tích. Năm vừa qua, thành công đã kết trái trên vùng đất khó khi 10 hộ đã có nguồn thu ổn định từ cây chè.

Năm 2017 vừa qua, chị Nhàn được bà con tin tưởng bầu làm Bí thư Chi bộ bản Kim Liên. Trở thành nữ Bí thư đầu tiên và trẻ tuổi nhất của bản làng là động lực để chị tiếp tục cống hiến sức trẻ và nhiệt huyết của mình.

Điều mà mỗi người đến đây đều thán phục đó là với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ sẵn sàng từ bỏ ước mơ của mình để về cùng sẻ chia với dân bản.

Ông Lô Huy Hùng, Chủ tịch xã Ngọc Lâm cho biết: Ở xã Ngọc Lâm không chỉ có các cán bộ gương mẫu như Vi Văn Tuyển, Vi Thị Nhàn mà hiện nay trong 14 bản của xã thì có 9 người có trình độ từ trung cấp đến đại học nắm giữ các vị trí cốt cán của bản. Họ là nhân tố đem luồng sinh khí mới để động viên bà con nỗ lực lao động sản xuất.

Chính quyền rất tự hào bởi có lẽ, Ngọc Lâm là xã duy nhất ở vùng đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn Nghệ An có tỷ lệ cán bộ thôn bản có trình độ cao và đồng đều như thế. Nhờ sự năng nổ, nhiệt tình và tư duy sáng tạo, những cán bộ trẻ đã thổi một luồng gió đổi mới trong làm ăn kinh tế, xây dựng khối đoàn kết cộng đồng vùng tái định cư xã Ngọc Lâm.

Ở xã Ngọc Lâm không chỉ có Vi Văn Tuyển, Vi Thị Nhàn mà hiện nay trong 14 bản của xã thì có 9 người có trình độ từ trung cấp đến đại học nắm giữ các vị trí cốt cán của bản. Họ là nhân tố đem luồng khí mới động viên bà con nỗ lực lao động sản xuất. Chính quyền rất tự hào bởi có lẽ, Ngọc Lâm là xã duy nhất ở vùng đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn Nghệ An có tỷ lệ cán bộ thôn bản có trình độ cao và đồng đều như thế. Nhờ sự năng nổ, nhiệt tình và tư duy sáng tạo, những cán bộ trẻ đã thổi một luồng gió đổi mới trong làm ăn kinh tế, xây dựng khối đoàn kết cộng đồng vùng tái định cư xã Ngọc Lâm”. (Ông Lô Huy Hùng, Chủ tịch xã Ngọc Lâm)

MINH THỨ - THANH QUỲNH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.