Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo”

PV - 15:33, 11/04/2018

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh điều này khi góp ý vào dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Thế nào là giải trình không hợp lý?

Dự thảo luật được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 23, sáng 11/4 bổ sung quy định xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý nguồn gốc. Chính phủ đề xuất phương án thu thuế lên đến 45% giá trị tài sản, thu nhập này.

Nhấn mạnh những nội dung đưa vào luật phải đảm bảo tính khả thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đặt vấn đề thế nào là giải trình không hợp lý. “Người ta nói tài sản do bố để lại, đi hỏi ông bố thì ông ý nói do các cụ để lại thì rất khó xác định khi không giao dịch, không có ai làm chứng. Cần tính toán hết sức chặt chẽ, đưa ra là phải khả thi, còn đưa ra mà không thực hiện được là mất lòng tin của nhân dân”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị làm rõ thế nào là giải trình không hợp lý về tài sản, thu nhập để đảm bảo tính khả thi. Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị làm rõ thế nào là giải trình không hợp lý về tài sản, thu nhập để đảm bảo tính khả thi.

Theo ông Nguyễn Khắc Định, không thể suy đoán có tội, không thể nói anh không giải trình được hợp lý thì tài sản đó là bất hợp pháp. Chứng minh được đó là tài sản bất minh thì xử lý hình sự, dân sự, kỷ luật, còn chưa chứng minh được thì nộp thuế theo cách tính trong Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Băn khoăn về việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản trong dự thảo luật, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, với diện đối tượng hiện nay đã phải “vừa làm vừa dò” thì việc tăng thêm đối tượng là rất khó thực hiện.

“Cán bộ ta không phải là nghèo nhưng kê khai lại rất nghèo” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói và cho rằng việc xây dựng quy định phải làm sao có muốn tham nhũng cũng không được.

Đề nghị xác minh tài sản trước khi phong Tướng

Thảo luận về quy định trường hợp phải tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đồng tình với quan điểm cho rằng không nên quy định cứng, vì đã có quy định xác minh khi việc kê khai có vấn đề, khi có tố cáo và khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức.

Việc dự thảo Luật bổ sung thêm 2 trường hợp phải xác minh tài sản là đối với người được lựa chọn ngẫu nhiên theo kế hoạch hàng năm và khi có biến động về tổng giá trị tài sản, thu nhập trong năm từ 300 triệu đồng trở lên, theo ông Đỗ Bá Tỵ là cần cân nhắc thêm.

ng Hà Ngọc Chiến – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị xác minh tài sản khi phong tăng quân hàm cấp tướng Ông Hà Ngọc Chiến – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị xác minh tài sản khi phong tăng quân hàm cấp tướng

Còn theo ông Hà Ngọc Chiến – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, khi phong tăng quân hàm cấp tướng cũng phải bắt buộc xác minh tài sản như bổ nhiệm, bầu cử. Vì việc phong tướng được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ và đây là vinh dự với cá nhân.

Nhấn mạnh nội dung dự thảo luật là vô cùng khó và cử tri rất quan tâm, ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Uỷ ban KH-CN-MT cho biết cử tri ủng hộ công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Một bộ phận có khoản tài sản nhất định thì đang nghe ngóng cách viết luật thế nào để ứng xử cho phù hợp.

“Cách làm thế nào để vừa góp phần chống được tham nhũng nhưng đồng tiền có trong nước không chạy tuột ra nước ngoài. Do đó, cách ứng xử trong luật này là rất quan trọng” – ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh./.

Theo vov

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.