Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cải thiện môi trường sống ở các làng Chăm

PV - 10:47, 13/03/2018

Đến với các làng Chăm theo đạo Bàlamôn và các làng nghề truyền thống ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) du khách được hòa mình trong môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Để có được điều này là quá trình chung tay, góp sức của các cấp, các ngành đã kiên trì tuyên truyền, vận động thuyết phục người dân thay đổi căn bản tập quán chăn nuôi gia súc, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Vùng đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn và vùng đồng bào Raglai ở huyện Ninh Phước có tập quán nuôi heo thả rông lâu đời, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe cho gia đình, cộng đồng dân cư; tiềm ẩn mầm mống lây lan dịch bệnh.

Đồng thời, gây phản cảm đối với du khách đến thăm quan các làng nghề, lễ hội, đền tháp... Xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, ngày 18/1/2016, Thường trực Huyện ủy Ninh Phước ban hành Công văn số 348-CV/HU chỉ đạo hệ thống chính quyền và các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động đồng bào Chăm và đồng bào Raglai không nuôi heo thả rông trong khu dân cư.

Khu phố Bàu Trúc không nuôi heo thả rông, đường làng xanh- sạch- đẹp. Khu phố Bàu Trúc không nuôi heo thả rông, đường làng xanh- sạch- đẹp.

 

Qua khảo sát của các địa phương cho thấy, toàn huyện Ninh Phước có 531 hộ đồng bào Chăm và 5 hộ đồng bào Raglai nuôi heo thả rông với số lượng 834 con. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã Phước Hữu; Phước Thái; Phước Hậu; thị trấn Phước Dân.

Qua phân loại thì, trong 356 hộ nuôi heo thả rông có 214 hộ là hội viên Hội Nông dân; 141 hộ hội viên Hội Phụ nữ; 4 hộ hội viên Hội Người Cao tuổi; 31 hộ là gia đình cán bộ cơ sở và viên chức công tác trong ngành giáo dục, y tế.

Theo đó, Huyện ủy huy động hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện tuyên truyền vận động việc không nuôi heo thả rông trong khu dân cư. Phân công lãnh đạo Huyện ủy trực tiếp vận động các hộ là cán bộ, đảng viên, viên chức ký cam kết không nuôi heo thả rông.

Thường trực Huyện ủy giao trách nhiệm cho lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện, Huyện Đoàn, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với đoàn thể các xã, thị trấn tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên ký cam kết không nuôi heo thả rông. Đồng thời, phối hợp các chi nhánh ngân hàng cho 177 hộ vay vốn xây dựng chuồng trại nuôi heo; Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ chế phẩm sinh học xử lý chuồng trại.

Cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc không nuôi heo thả rông; kiên quyết xử phạt hành chính theo quy định pháp luật đối với các trường hợp không chấp hành hoặc tái phạm việc chăn nuôi gia súc gây ô nhiễm môi trường dân cư.

Qua hai năm thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nêu trên đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc không nuôi heo thả rông trên địa bàn huyện. Tính đến đầu năm 2018, huyện Ninh Phước đã có 487 hộ chấm dứt tình trạng nuôi heo thả rông, đạt 90,8% so với số hộ ký cam kết. Hiện nay, còn 49 hộ ở xã Phước Hữu chưa thực hiện tốt việc không nuôi heo thả rông.

Làng nghề gốm Bàu Trúc (Phước Dân) là một trong những khu phố thực hiện hiệu quả không nuôi heo thả rông trong khu dân cư. Ông Trượng Thống, Bí thư Chi bộ khu phố 7 (Bàu Trúc) cho biết, trước đây ở Bàu Trúc có 34 hộ nuôi heo thả rông, bà con đồng thuận thực hiện tốt việc nuôi heo nhốt trong chuồng trại. Nhờ đó, mà làng nghề truyền thống sạch đẹp, môi trường thân thiện để lại tình cảm tốt đẹp đối với du khách khi đến thăm.

Ông Phạm Văn Binh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ninh Phước cho biết, từ kết quả đạt được, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân không chăn nuôi heo thả rông. Toàn huyện quyết tâm chấm dứt việc nuôi heo thả rông trong khu dân cư trước mùa Lễ hội Katê 2018.

SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.