Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cải thiện môi trường để đảm bảo sức khỏe cho học sinh

PV - 14:39, 12/06/2018

Trường học khang trang, môi trường vệ sinh sạch sẽ là một trong những điều kiện để đảm bảo sức khỏe của giáo viên và học sinh, nhằm tăng cường chất lượng giáo dục. Những năm qua, bên cạnh việc xây dựng trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy trong các trường học, ngành Giáo dục Tuyên Quang đặc biệt chú trọng đầu tư các công trình vệ sinh, đảm bảo môi trường sạch, đẹp.

Có dịp đến thăm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hùng Đức (huyện Hàm Yên, Tuyên Quang), đúng lúc các em học sinh đang tập trung dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực trường. Ngôi trường khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là khuôn viên trong trường không một cọng rác, khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.

Học sinh làm vệ sinh trong khuôn viên trường học. Học sinh làm vệ sinh trong khuôn viên trường học.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hùng Đức là một trong những ngôi trường đi đầu thực hiện việc xây dựng, nâng cấp công trình vệ sinh trong trường học nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh ở Tuyên Quang. Nhờ đó, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh trong nhà trường.

Được biết trước đây, nhà trường chỉ có khu vực nhà vệ sinh được xây dựng tạm bợ, vừa mất mỹ quan trường học, vừa không đảm bảo vệ sinh. Theo cô Khổng Thị Thái, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hùng Đức, thời điểm đó, việc nhà vệ sinh không đảm bảo ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Nhiều em học sinh đến trường, có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh, nhưng lại không dám vào vì mất vệ sinh.

Nắm bắt những khó khăn đó, từ năm học 2007-2008 nhà trường đã được đầu tư xây dựng công trình vệ sinh chung đạt chuẩn thay cho công trình tạm trước kia. Đối với khu nhà bán trú, mỗi phòng đều có nhà vệ sinh khép kín với đầy đủ trang thiết bị đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh.

Em Nông Văn Đạt, học sinh lớp 9B, chia sẻ: “Được ở trong khu bán trú khang trang, đầy đủ tiện nghi chúng em rất vui. Chính vì thế, chúng em luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh chung, thường xuyên dọn dẹp và sử dụng đúng cách”.

Cô giáo Khổng Thị Thái cho biết, ngoài việc dạy và học, nhà trường rất quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe, môi trường học tập của học sinh cũng như các thầy, cô giáo. Để đảm bảo môi trường cho học sinh, nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm tuyên truyền và rèn luyện về kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường cho các em. Đồng thời, thường xuyên thực hiện vận động, huy động nguồn xã hội hóa để cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trong trường.

Cũng như Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Hùng Đức, việc đảm bảo vệ sinh trường học cũng là quan tâm hàng đầu của trường Tiểu học xã Năng Khả (huyện Na Hang). Trường Tiểu học xã Năng Khả có 1 trường chính và 7 điểm trường thì gần như tất cả các điểm trường đều được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Ông Ma Quang Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang cho biết, hiện nay, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đều có công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn. Có được điều đó là nhờ sự quan tâm của Nhà nước, đóng góp xã hội hóa của người dân, cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh trường học toàn ngành Giáo dục và các em học sinh. Trong giai đoạn 2017-2020, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn dự kiến đầu tư xây dựng mới và cải tạo 195 công trình vệ sinh tại các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, năm 2018 Sở GD&ĐT sẽ hoàn thành xây mới 10 công trình, chuẩn bị đầu tư 28 công trình vệ sinh, nhằm tạo cảnh quan sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh trường học.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.