Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách phòng, tránh bệnh bạch hầu tốt nhất

Như Ý - 07:33, 11/07/2024

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu cơ thể không có miễn dịch. Bệnh có khả năng lây lan mạnh và tạo thành dịch. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… lúc này giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh nếu chưa có miễn dịch chống lại. Ngoài ra, bạch hầu còn lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong những tháng lạnh ở vùng ôn đới. Bệnh có tính mùa, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. - Thời gian ủ bệnh: Từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn.

Thời kỳ lây truyền: Thường không cố định. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần.

Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.

(Tổng hợp) Cách phòng, tránh bệnh bạch hầu tốt nhất 1

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Tác nhân gây ra bệnh bạch hầu là vi khuẩn gram dương, hiếu khí Corynebacterium diphtheriae, tồn tại dưới 3 dạng gồm: Gravis, Mitis và Intermedius. Khi nhìn qua kính hiển vi có hình dáng thẳng hoặc cong nhẹ, không di động, không có vỏ, không sinh bào tử. Vi khuẩn bạch hầu phát triển tốt trong môi trường thông thoáng. Đặc biệt, chúng phát triển nhanh trong môi trường có máu và huyết thanh.

Khả năng sản sinh và tiết ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu là do nhiễm một loại virus mang gen mã hóa tạo độc tố mạnh. Chỉ những loại vi khuẩn có độc tố mới có thể gây bệnh nghiêm trọng. Ngược lại, loại vi khuẩn không tiết độc tố chỉ gây nhiễm trùng mũi họng nhẹ đến trung bình, không tạo giả mạc, đôi khi gây bệnh toàn thân như viêm khớp tự hoại, viêm nội tâm mạc,…

Vi khuẩn tiết ngoại độc tố, gây ức chế tổng hợp protein, từ đó hủy hoại mô tại chỗ tạo nên giả mạc dày và dai, màu trắng ngà hoặc trắng xám, bám chặt vùng mũi, họng, lưỡi, tuyến hạnh nhân và thanh quản. Ngoại độc tố hấp thu vào máu, sinh sôi và phát tán khắp cơ thể. Chính ngoại độc tố này gây nên những biến chứng nguy hiểm: Viêm cơ tim, viêm phổi, viêm dây thần kinh, tổn thương thần kinh, liệt cơ, tử vong đột ngột,…

(Tổng hợp) Cách phòng, tránh bệnh bạch hầu tốt nhất 2

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh bạch hầu

Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2, 3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, những bệnh nhân này có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng những trường hợp này rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.

(Tổng hợp) Cách phòng, tránh bệnh bạch hầu tốt nhất 3

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các biến chứng bệnh bạch hầu vô cùng nguy hiểm, nếu không xử trí và điều trị kịp thời khi phát hiện những biểu hiện của bệnh thì có thể dẫn đến tử vong rất nhanh chỉ trong 6-10 ngày.

Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến những biến chứng sau nếu không được điều trị như:

Vấn đề về thở: Độc tố của vi khuẩn gây bệnh bạch cầu có thể gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức, phổ biến là mũi và cổ họng. Nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám tại vị trí đó gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác cản trở hô hấp.

Đau tim: Độc tố bạch hầu có thể làm tổn thương các mô khác trong cơ thể khi lây lan qua dòng máu, chẳng hạn như cơ tim, dẫn đến biến chứng viêm cơ tim…Biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng là dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.

Tổn thương thần kinh: Độc tố bạch hầu cũng có thể khiến thần kinh bị tổn thương, cụ thể là dây thần kinh ở cổ họng khiến khó nuốt, ở cánh tay và chân sẽ gây viêm, yếu cơ.

Trường hợp độc tố Corynebacterium diphtheriae gây tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.

(Tổng hợp) Cách phòng, tránh bệnh bạch hầu tốt nhất 4

Phòng và điều trị bệnh bạch hầu 

Việc điều trị bệnh không khó nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng phác đồ, đúng thuốc. Nếu chủ quan, không điều trị, điều trị muộn thì bệnh trở thành cấp tính, tỉ lệ tử vong tương đối cao (5% đến 10%). Người bệnh mắc bạch hầu thể tối cấp thì có thể tử vong trong vòng 24 - 48 tiếng.

Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu: Sự dụng các thuốc kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy và hỗ trợ thở khác; Điều trị hỗ trợ nếu bị sốt cao, khó nuốt...; Theo dõi tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng hô hấp.

Hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng, nhưng quá trình phục hồi thường chậm.

Ngoài ra, để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Đặc biệt, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng của bệnh nhân và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xác định có phải là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.

Lưu ý

Ăn theo chế độ ăn mềm: Bệnh bạch hầu thanh quản gây đau họng và khó nuốt. Tốt hơn là nên tiêu thụ thực phẩm mềm và lỏng.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Sự phục hồi của bệnh nhân nhìn chung chậm, đặc biệt nếu nhiễm trùng nặng nên nghỉ ngơi hợp lý. Việc gắng sức có thể có hại nếu bệnh đã ảnh hưởng đến tim.

Bệnh bạch hầu có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin. Trong Chương trình Tiêm chủng quốc gia có những loại vắc xin như:

Vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib): tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi

Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi

Vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.